Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm thường bị chị em phụ nữ coi là chuyện lặt vặt, khó nói

Thứ năm, 16:14 14/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Cầm kết quả trên tay, Nga chỉ còn biết trách bản thân mình đã quá chủ quan, không đi khám ngay từ khi còn trẻ, để rồi bây giờ phải vất vả trên con đường “tìm con”.

Trước đây, cứ mỗi khi “chị Nguyệt” ghé thăm, Nga (quê Nam Định) lại bị ám ảnh vì những cơn đau quằn quại mang tên đau bụng kinh hành hạ. Trong những ngày đó, cô gái trẻ hầu như không làm được việc gì nặng, chỉ muốn nằm bệt một chỗ, thậm chí, nhiều khi, vì quá đau, Nga đã phải dùng đến thuốc để hỗ trợ “cắt cơn đau” tạm thời.

Khi ấy, vì còn khá trẻ, chưa lập gia đình cộng với tâm lý việc đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là chuyện lặt vặt, khó nói của chị em phụ nữ nên Nga rất ngại đi khám mà cứ âm thầm chịu đựng hết tháng này qua tháng khác.

Mãi đến sau này, khi đã lấy chồng hơn 1 năm mà vẫn chưa thấy “tin vui”, Nga mới lấy hết can đảm để đi khám thì ngã ngửa khi biết tin mình bị lạc nội mạc tử cung. Đây là căn bệnh có thể khiến 30-50% phụ nữ có nguy cơ vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Cầm kết quả trên tay, Nga chỉ còn biết trách bản thân mình đã quá chủ quan, không đi khám ngay từ khi còn trẻ, để rồi bây giờ phải vất vả trên con đường “tìm con”.


Đau bụng kinh kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Ảnh minh họa

Đau bụng kinh kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Ảnh minh họa

Từng chia sẻ về vấn đề này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, phụ trách Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) cho biết, đau bụng kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đau bụng kinh có thể bắt gặp ở những thiếu nữ chưa chồng hoặc cả những phụ nữ đã lập gia đình.

Nguyên nhân là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, trong quá trình “tống” máu kinh ra ngoài, cơ tử cung phải co lại, do đó, các cơn đau cũng xuất hiện.

Theo BS Kim Dung, tùy vào từng người mà có mức độ đau khác nhau. Chẳng hạn, có chị em chỉ thấy hơi đau vùng bụng dưới trong 1-2 ngày đầu hành kinh. Tuy nhiên, cũng có những người bị đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chân tay bủn rủn, đầy bụng, buồn nôn… trong suốt chu kỳ kinh khiến cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Không những thế, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em có thể đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Cụ thể, những người thường xuyên bị đau bụng kinh kéo dài có thể nghĩ tới việc mình bị bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà “di cư” đến những chỗ khác như: Bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng. Bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây khó khăn trong việc thụ thai của phụ nữ.

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Chính vì thế, BS Kim Dung khuyến cáo, khi thấy bị đau bụng kinh kéo dài, chị em chớ nên chủ quan mà phải đi khám để dự phòng trường hợp xấu có thể xảy ra để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ân hận về sau.

Cách làm giảm đau bụng kinh hàng tháng

- Nếu chỉ đau bụng ở mức độ nhẹ nhàng thì có thể dùng phương pháp massage bụng dưới. Lấy tay massage theo hình vòng tròn, phương pháp này vừa làm ấm bụng lại giảm sự co thắt quá đột ngột, sẽ giúp giảm cơn đau.

- Dùng túi chườm hoặc chai nước ấm chườm vùng bụng dưới. Phương pháp này cũng làm dịu cơn đau giúp chị em thấy “nhẹ nhàng” hơn.

- Giữ ấm cơ thể vì hơi ấm sẽ làm cho máu dễ lưu thông, các cơ bắp được thư giãn, từ đó, hỗ trợ làm giảm cơn đau.

- Hạn chế làm việc nặng trong những ngày “đèn đỏ”, nhất là việc gập người, đứng lên ngồi xuống nhiều để giảm áp lực lên phần bụng, tránh gia tăng cơn đau.

- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước ấm trong suốt những ngày hành kinh.

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ cay nóng, thức uống có cồn. Không nhịn đói trong những ngày kinh nguyệt vì đói quá cũng khiến cơn đau tăng lên.

- Uống thuốc giảm đau: Trường hợp nếu áp dụng tất cả các phương pháp trên mà vẫn bị đau bụng kinh, chị em nên uống thuốc để giảm cơn đau. Tuy nhiên loại thuốc nào nên uống và liều lượng uống ra sao, tốt nhất nên nghe sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không nên tùy tiện dùng để tránh gây hại.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 42 phút trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 1 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 21 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này lại có hại, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, giá vừa túi tiền dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Top