Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc mắt cho người cao tuổi

GiadinhNet - Cùng với những thăng trầm trong cuộc sống, con mắt của chúng ta cũng dần in đậm dấu vết của thời gian. Mắt có thể trở nên xấu xí, nhăn nheo hơn, thị lực bị giảm sút hoặc xuất hiện một số bệnh như đục thủy tinh thể, glaucom, thoái hóa điểm vàng… Vì vậy, việc chăm sóc mắt thường xuyên, nhất là ở người cao tuổi sẽ càng có ý nghĩa quan trọng giúp duy trì thị lực, hạn chế nguy cơ mù lòa.

Chăm sóc mắt cho người cao tuổi - Ảnh 1.

Người cao tuổi cần chăm sóc tốt cho đôi mắt sáng, khỏe, giúp duy trì thị lực, nâng cao chất lượng sống. Ảnh: PV

Các vấn đề về mắt khi bạn già đi

Khi già đi, chắc chắn ít nhiều đôi mắt của người cao tuổi sẽ bị phát sinh một trong các vấn đề dưới đây:

Viễn thị: Là tình trạng mắt bị giảm khả năng nhìn thấy rõ ràng các đối tượng ở gần. Quá trình này xảy ra từ từ trong suốt cuộc đời bạn nhưng bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào ở trước tuổi 40. Tuy nhiên vấn đề này thông thường sẽ được giải quyết đơn giản bằng cách mang theo một chiếc kính.

Khô mắt: Tuổi tác ngày càng cao thì khả năng sản xuất nước mắt của tuyến tiết sẽ dần bị suy giảm. Bình thường nước mắt có nhiệm vụ bôi trơn và tạo độ ẩm cho mắt. Khi bị mắt bị khô sẽ dễ phát sinh các dấu hiệu như ngứa, rát, đỏ mắt…

Vẩn đục dịch kính: Trong tầm nhìn xuất hiện những chấm nhỏ li ti hoặc đốm đen như ruồi bay trước mắt. Vẫn đục dịch kính có thể chỉ là tình trạng lão hóa mắt tự nhiên, không ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn nhưng nếu không được để ý và điều trị sớm có thể gây đục thủy tinh thể.

Thoái hóa điểm vàng: Có khoảng 25% người cao tuổi phát triển căn bệnh này và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn là rất cao.

Đục thủy tinh thể: Theo thời gian, thủy tinh thể của rất nhiều người cao tuổi bị mờ dần và dẫn đến nguy cơ mù lòa. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo được chỉ định khi tầm nhìn bị suy giảm nghiêm trọng.

Tăng nhãn áp: Là căn bệnh phổ biến liên quan đến sự gia tăng áp suất trong mắt hủy hoại các tế bào thần kinh thị giác có chức năng truyền thị lực từ mắt đến não. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp dẫn đến nhìn mờ, nhìn kém và cuối cùng là mù lòa. Tuy nhiên, có thể ngừa được biến chứng của tăng nhãn áp bằng thuốc nếu phát hiện sớm.

Bệnh giác mạc: Giác mạc là "cửa sổ" nằm ở phần trước của mắt, có nhiệm vụ tập trung ánh sáng đi vào mắt. Một số nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể làm hỏng giác mạc gây đau, đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực…

Làm thế nào để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh?

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt có khỏe thì con người mới được thư thái. Cùng lắng nghe những lời khuyên dưới đây và thực hiện theo để giúp người cao tuổi luôn giữ được đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Khám mắt thường xuyên: Khám mắt theo định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần có thể phát hiện các bệnh về mắt: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan, nhiều người đã không đi khám mắt định kỳ.

Đeo kính đúng độ: Số người già bị té ngã do thị lực suy giảm hàng năm là rất lớn. Chính vì vậy, đeo kính đúng độ sẽ cải thiện nguy cơ này và cải thiện được chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đeo kính còn hạn chế tác hại của tia UV – tác nhân gây hại cho mắt và làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

Đeo kính mát: Nếu người cao tuổi giữ được thói quen đeo kính mát khi đi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của họ tránh sự hủy hoại của các tia cực tím và khói bụi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh sẽ góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Lượng lutein trong rau xanh và trái cây sẽ giúp chống lại một số bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Nên sử dụng nguồn ánh sáng tốt nhất: Ở tuổi 60 đôi mắt cần ánh sáng gấp 3 lần so với độ tuổi 20. Chính vì vậy, khi đọc sách hoặc làm việc cần đảm bảo ánh sáng bằng cách mở hết cửa sổ, bật đủ đèn chiếu sáng, không để ánh sáng bị phản chiếu gây chói mắt.

Bỏ hút thuốc lá: Các nhà khoa học tại đại học Wisconsin-Madison, Mỹ chỉ ra người hút thuốc có nguy cơ mất thị lực cao gấp 4 lần so với những người không hút. Chất hóa học có trong thành phần thuốc lá có khả năng phá hủy cấu trúc bên trong mắt cũng như bề mặt nhãn cầu làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về mắt.

Giữ cân nặng ổn định: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2, phá hủy dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của mắt.

Tập thể dục: Giúp sự lưu thông của dòng máu tốt hơn sẽ tăng cung cấp oxy giữ cho đôi mắt của bạn luôn được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đôi mắt của chúng ra liên tục được bôi trơn và các yếu tố như khói, bụi tích lũy trong ngày sẽ được đào thải ra ngoài.

Khi về già, không ai là tránh khỏi việc mắc phải các bệnh về mắt gây nhìn mờ nhòe, chấm đen, nhức mỏi mắt... Tuy nhiên chỉ bằng cách hiểu rõ về chúng và có lối sống tốt, kết hợp bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho mắt, người cao tuổi hoàn toàn có thể gìn giữ được đôi mắt sáng, khỏe qua năm tháng.

Phạm Hường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top