Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan

Thứ sáu, 17:16 30/06/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Phụ nữ khi phát hiện bất thường ở vú như đau, sờ thấy khối u, chảy dịch bất thường,… cần phải đi khám ngay để loại trừ ung thư vú.

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ

GĐXH - Rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả...

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết vừa phẫu thuật đoạn nhũ cho bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị ung thư vú.

Theo người bệnh, cách đây khoảng 5 tháng, núm vú bên phải đã xuất hiện chảy dịch màu hồng máu, đau tức nhẹ, cảm giác nhói khi sờ nắn. Bệnh nhân bận rộn nên không đi kiểm tra tại bệnh viện. Gần đây, chị thấy đau tức nhiều hơn, đã đi khám tại Bệnh viện K phát hiện ung thư vú phải. Bệnh nhân đã quay trở về địa phương điều trị.

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại đây, các bác sĩ phát hiện khối u kích thước khoảng 2x1cm, bờ không rõ, ấn tức, núm vú chảy ít dịch hồng, bề mặt da chưa có sự biến đổi. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú phải kèm vét hạch nách cùng bên cho người phụ nữ này.

Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đang dần hồi phục, bệnh nhân được chuyển về Khoa Ung bướu để tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ Hải khuyến cáo bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vì vậy, phụ nữ khi phát hiện bất thường ở vú như đau, sờ thấy khối u, chảy dịch bất thường,… cần phải đi khám ngay để loại trừ ung thư vú.

7 bước tự kiểm tra vú, chị em nên áp dụng để phòng ung thư 

Các chuyên gia y tế khuyên, phụ nữ trên 20 tuổi nên có thói quen tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần vào thời điểm 7-10 ngày sau khi sạch kinh. Đây là lúc vú mềm nhất, dễ sờ và có thể phát hiện các thay đổi bất thường.

Chị em có thể thực hiện theo trình tự dưới đây:

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Quan sát trước gương

Đứng trước gương với tư thế xuôi tay, quan sát da vú, núm vú, đường cong, hình thái vú để tìm xem có các thay đổi bất thường ở vú hay không. Tiếp tục, đổi sang tư thế dang hai tay, đưa tay ra phía sau đầu, xoay người sang trái - phải và cúi người để quan sát lại vú.

- Khám trong tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng

Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, sau đó đặt một tay phía sau đầu, dùng mặt lòng của ba ngón tay giữa đối bên, kiểm tra toàn bộ vùng giới hạn tuyến vú và đổi bên.

- Khám vú trong tư thế nằm ngửa

Nằm ngửa (kê gối dưới vai), đặt tay trái sau đầu, dùng mặt lòng của ba ngón tay phải kiểm tra toàn bộ tuyến vú trái. Đổi lại dùng tay trái cho vú phải.

- Khám vú trong tư thế nằm nghiêng

Nằm nghiêng để tuyến vú đổ về trước. Dùng mặt lòng của ba ngón tay giữa kiểm tra nửa ngoài của vú đến hố nách, sau đó kiểm tra toàn tuyến vú. Đổi bên và thực hiện tương tự.

- Kiểm tra vú khi tắm dưới vòi sen

Giơ cánh tay phải lên cao, thoa xà phòng vào đầu các ngón tay trái và ngực phải. Áp nhẹ các đầu ngón tay trái lên ngực phải rồi xoay vòng tròn, di chuyển ngón tay lên xuống. Đổi bên và thực hiện tương tự.

- Kiểm tra núm vú

Dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, thả tay ra xem núm vú có quay về vị trí cũ không. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

- Kiểm tra hố nách

Dùng ngón tay trỏ và giữa day ấn để kiểm tra các bất thường, khối u ở hố nách của vùng ngực. Sau đó, đổi tay và kiểm tra bên còn lại.

Lưu ý: Khi khám vú tại nhà, chị em có thể sờ nắn vú theo vòng tròn, chiều dọc hoặc chiều kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Dùng mặt lòng của 3 ngón tay giữa, day mô tuyến vú thành vòng tròn đều khắp. Áp lực các ngón tay sờ nắn vú từ nhẹ đến ấn sâu, chắc chắn nhưng nhẹ nhàng.

Sau khi tự khám vú nếu phát hiện có một số dấu hiệu bất thường như có cục cứng trong vú hoặc trong nách; núm vú hoặc da vú đỏ, tróc vảy; có chỗ lõm vào trong tuyến vú; đau nhói ở đầu vú hoặc trong vú; núm vú tiết dịch hoặc bị kéo vào trong,... phụ nữ nên đến cơ y tế chuyên khoa để thăm khám. Các bác sĩ có thể kiểm tra chuyên sâu và có hướng can thiệp thích hợp.

Mật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụngMật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụng

GĐXH - Nếu đang uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời điểm phù hợp, tùy theo mục đích của mình để phát huy công dụng tốt nhất.

Rau ngải cứu và những tác dụng bất ngờ đối với phụ nữ

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top