Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện “giữ lửa” của“nữ tướng” ngân hàng

Thứ tư, 07:00 29/01/2020 | Gia đình

GiadinhNet - Cứ nghĩ ở vị trí lãnh đạo, chị Nguyễn Thị Phượng sẽ khó có thời gian cho gia đình. Nhưng nghe chị kể mới biết, vào bếp không chỉ là niềm đam mê mà còn là nơi lưu giữ không khí ấm cúng nhất của gia đình chị sau một ngày làm việc hay vào mỗi dịp cuối tuần.

Chuyện “giữ lửa” của“nữ tướng” ngân hàng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Phượng trao quà cho những hoàn cảnh khó khăn trong chương trình Tết sum vầy năm 2019. Ảnh: NVCC

Nhà tôi không có chuyện mẹ vào bếp cho cả nhà ngồi ăn

Từng có chuyến đi công tác đến quần đảo Trường Sa cùng đoàn Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) hồi năm 2017, ấn tượng mà Phó Tổng giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng để lại trong tôi không chỉ ở dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng từ bước đi cho đến lời nói, cử chỉ… mà còn là sự mạnh mẽ, quyết đoán nhưng vô cùng gần gũi, cởi mở với tất cả mọi người.

Gặp lại chị trong một ngày cuối năm vô cùng bận rộn, vẫn phong cách nhẹ nhàng, gần gũi ấy, chị dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện chớp nhoáng nhưng thật ý nghĩa về phụ nữ hiện đại hôm nay - câu chuyện "người giữ lửa" qua không gian bếp nhà.

Là "sếp" ở cơ quan nhưng về nhà, chị Nguyễn Thị Phượng vẫn làm công việc như bao phụ nữ khác. Có khác chăng là ở cách chị quản trị cuộc sống, sắp xếp mọi việc trong gia đình để trở nên khoa học và hiệu quả nhất, để công việc bếp núc không trở thành gánh nặng hay nghĩa vụ, mà trở thành niềm vui, gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Chị bảo: "Mỗi khi vào bếp, tôi luôn "phân vai" cho các con, qua đó dạy cho chúng biết nấu ăn những lúc không có mẹ ở nhà. Tôi có hai cậu con trai nhưng đều thích nấu ăn và nấu rất tốt. Vì thế, mỗi khi vào bếp, tôi không bị cảm giác đơn độc vì nhà tôi hiếm có chuyện mẹ vào bếp cho cả nhà ngồi ăn. Và thực sự là bữa ăn chỉ trở thành niềm vui khi mà nó không phải do một người chuẩn bị. Có một thói quen mà đến giờ nhà tôi vẫn duy trì đều đặn là sáng nào cũng ăn tại nhà. Tối với mọi người là dịp quây quần bên mâm cơm thì nhà tôi lại ít khi có được điều đó, vì tôi thường về nhà vào lúc các thành viên trong gia đình đã ăn cơm xong. Do đặc thù công việc như vậy nhưng thật may mắn là tôi không phải ăn một mình. Lúc đó, mọi người có thể mang nước ra uống hoặc gọt trái cây ăn. Những câu chuyện diễn ra trong ngày cũng được kể vào thời điểm ấy".

Nhớ cái Tết của một thời gian khó

Chia sẻ về vai trò nữ công gia chánh, sở dĩ chị tạo lập được nếp như vậy là nhờ được rèn luyện từ nhỏ. Bố chị vốn là quân nhân nên cách dạy con của ông luôn gắn với tinh thần kỷ luật. Con gái duy nhất trong nhà, nhưng thay vì được chiều chuộng thì đó là lý do để bố mẹ nghiêm khắc hơn. Chị kể: "Nói ra thì hơi buồn cười nhưng ngày xưa, bố mẹ còn lo tôi không lấy được chồng. Bố mẹ khuyến khích tôi học may vá, thêu thùa, cắm hoa, nấu ăn… để sau này, nếu có sự may rủi nào đó thì con vẫn có thể hoàn thành được trách nhiệm của mình trong gia đình".

Chính vì vậy mà dù sinh ra ở Hà Nội nhưng ngày nhỏ, không có việc gì là chị không biết làm. Chị nhớ lại: "Thời bao cấp, tôi phải dậy từ 5h sáng xếp hàng mua thực phẩm cho cả nhà. Thịt khi đó hiếm lắm nên nếu mua thì sẽ mua mỡ để được nhiều hơn. Mỡ dành để nấu ăn dần, vì chỉ cần có chút mỡ vào cũng đã ngon lắm rồi. Và bữa hôm đó sẽ trở nên đặc biệt vì có món đặc sản tóp mỡ. Trẻ con thời ấy có một sở thích mà nói ra bọn trẻ bây giờ không hình dung được, đó là chan cơm với mỡ, trộn cơm với đường. Vậy mà mang đến cảm giác ngây ngất như thưởng thức một bữa sơn hào hải vị vậy".

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng sống trong thời điểm khó khăn, chị chẳng khác gì một cô gái nông thôn chính hiệu. Thời đó, khu Cầu Giấy là vùng như ngoại thành Hà Nội bây giờ nên đi học về là chị ra đồng mót thóc về nuôi gà, biết đi lấy bèo nuôi lợn và quét lá tre, rơm rạ để phụ mẹ lấy chất đốt nấu cơm. Những ngày nghỉ thì theo các anh ra ngoài đồng bắt tôm cá. Chỗ nào có nhiều cua, ốc, cá là chị đều hiểu rất rõ.

Có lẽ vì sinh ra ở thời kỳ khó khăn ấy, lại được chính cuộc đời tôi luyện mà chị luôn thích ứng và làm chủ cuộc sống. Chị chọn cách cân bằng gia đình với công việc và cố gắng làm tốt cả hai vai trò ấy. "Dù bận rộn nhưng tôi cũng ít khi mang công việc về nhà và ngược lại, cũng không mang bất cứ điều gì ở nhà đến cơ quan", chị nói.

Hỏi chị, giờ con cái lớn hết rồi thì Tết nhất chắc cũng giản tiện đi nhiều, chị chia sẻ: "Cuộc sống bây giờ đầy đủ hơn trước nên cái Tết cũng không còn được chờ đợi, trông ngóng nữa. Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác gần đến Tết là đếm từng ngày, rồi được mẹ giao ngâm gạo, rửa lá dong để phụ bố gói bánh nhưng bao giờ cũng len lén múc thêm mấy bát gạo nữa để được dôi ra thêm mấy chiếc. Lúc gói xong, cả mấy anh em ngồi canh háo hức chờ cái bánh chưng cua - cái bánh nhỏ nhất được gói cuối cùng. Với bọn trẻ, đó là chiếc bánh đẹp nhất, ngon nhất, lại còn được ăn ngay chứ không phải chờ dâng lên thắp hương "các cụ". Vì Tết đến mới được ăn bánh chưng nên ngày nào tôi cũng đếm xem nhà mình còn bao nhiêu chiếc. Cảm giác đầy tiếc nuối khi mà số bánh cứ vơi dần đi mỗi ngày, rồi ngậm ngùi nghĩ đến cảnh phải 365 ngày nữa mới lại đến dịp".

Mâm cỗ Tết ngày nay, chị vẫn duy trì nét cổ truyền để các con, các cháu hiểu được ý nghĩa và giá trị của Tết truyền thống. Bởi theo chị, cuộc sống càng hiện đại thì văn hóa càng phải gìn giữ. Ngoài các món ăn, nhà chị luôn có đủ hoa mai, hoa đào, quất, lọ thược dược để làm tươi tắn cho không gian và không khí Tết nhà.

Chị Nguyễn Thị Phượng chia sẻ: "Tết với gia đình Việt là dịp đoàn viên, các anh chị em trong nhà quây quần bên nhau. Nhà tôi cũng có dịp đi chơi xa vào ngày Tết nhưng luôn tổ chức cho cả anh em họ hàng hai bên. Có khi cả đại gia đình đi xuyên Việt trên một chiếc xe lớn. Nhiều người họ hàng chưa bao giờ được đi ra khỏi tỉnh thì những chuyến đi như thế rất ý nghĩa và đáng nhớ với họ. Con trai tôi giờ đi du học ở nước ngoài càng nhớ cái Tết ở quê hương. Mỗi khi con về nước, thay vì những chuyến đi sang chảnh thì các cháu có một trải nghiệm đúng nghĩa của ngày Tết đoàn viên. Tôi tin là đến lượt các con mình, chúng cũng sẽ truyền đạt lại cách mà tôi đã làm, với các con và gia đình của mình".

“Tôi có thú vui đặc biệt là vào bếp và đi chợ. Mỗi khi đi công tác, tôi luôn dành thời gian ghé thăm chợ quê bởi đây là nơi phản ánh sinh động và rõ nét nhất sự phát triển kinh tế của vùng đó. Những sản vật địa phương, hàng hoá có phong phú không, mức thu nhập, sức mua của vùng đó… đều được phản ánh chân thực qua bức tranh hiện thực là chợ quê ấy. Còn với gia đình, sau mỗi chuyến công tác lại trở thành dịp để mọi người gần nhau hơn, nhờ những món ăn từ sản vật địa phương mà tôi mang về”.

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024 chắc chắn sẽ là một năm vô cùng may mắn về mặt tài chính lẫn tình cảm của những con giáp dưới đây. Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Gia đình - 17 giờ trước

Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ.

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Gia đình - 21 giờ trước

Khi năm học cũ còn chưa kết thúc, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm lớp học thêm tiền tiểu học với hy vọng con không bị hụt hơi ngay từ lớp một.

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

Một người đàn ông khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của một cảm xúc sâu sắc.

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi nhìn thấy ngôi nhà, người đàn ông sững sờ. Không thể tưởng tượng được rằng, con gái ông đang sống trong một ngôi nhà bằng đất, được làm từ những năm 1960.

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của mỗi người đều là một mớ hỗn độn, nhưng chúng ta không thể mãi tập trung vào những điều khiến bản thân chán nản. Thay vào đó, hãy ghi nhớ những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, ngọt ngào, ấm áp và đẹp đẽ.

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Số phận luôn khó dự đoán, đôi khi nó có thể khiến chúng ta rơi vào vận xui, cảm thấy bất lực và mất mát. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, vận xui không tồn tại mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, ánh sáng của may mắn sẽ đến, mang lại cho chúng ta vô vàn bất ngờ và niềm vui.

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Quan niệm về sự không chung thủy của đàn ông có vẻ khác xa phụ nữ.

Những cung hoàng đạo nữ không thể giảm cân dù làm nhiều cách

Những cung hoàng đạo nữ không thể giảm cân dù làm nhiều cách

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Lên kế hoạch giảm cân rất chu đáo, thế nhưng có nhiều lý do khiến những cung hoàng đạo nữ này không thể thực hiện tốt được.

Top