Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia BV Việt Đức chỉ rõ 2 thói quen của cánh mày râu có thể gây tàn phế

Thứ năm, 16:25 29/03/2018 | Sống khỏe

Hai yếu tố chính gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là rượu bia và thuốc lá. Cả hai tác nhân này có thể khiến cánh mày râu bị "tán phế" nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh có xu hướng trẻ hóa

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh – khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Nam, chỉ trong vòng 1 tháng anh đã gặp 4 bệnh nhân trẻ bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Bác sĩ Khánh cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 2 bệnh nhân đã được phẫu thuật thay khớp, một bệnh nhân đang về chuyển bảo hiểm, bệnh nhân còn lại đang điều trị nội khoa thăm dò đáp ứng. Nếu cơn đau không đỡ, chức năng vận động của khớp háng không cải thiện thì phẫu thuật thay khớp cũng sẽ là chỉ định.

Điều làm bác sĩ Khánh giật mình đó là tuổi đời của 4 bệnh nhân đều rất trẻ, 3 thanh niên đều mới 36 tuổi, bệnh nhân còn lại 40 tuổi. Khi khai thác tiền sử, cả 4 bệnh nhân đều có một điểm chung rất rõ ràng là uống rượu bia nhiều và hút thuốc lá .

Theo bác sĩ Khánh, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (Avascular Necrosis of femoral head) là tình trạng chỏm xương đùi (một bộ phận cấu thành của khớp háng) bị hoại tử do thiếu máu nuôi, bệnh diễn biến âm thầm.

Bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới (~ 80%). Trước kia, tuổi trung bình bị bệnh dao động 40-50 tuổi, nhưng hiện nay bệnh đã có xu hướng trẻ hoá rất rõ ràng khi có rất nhiều nam thanh niên mới tầm 30 tuổi đã bắt đầu hoại tử chỏm xương đùi.


Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh

Nhóm nguyên nhân nổi bật gây hoại tử sớm chỏm xương đùi ở thanh niên là do lạm dụng quá nhiều rượu mạnh và hút thuốc lá, những chất này là yếu tố chính làm tổn thương và tắc các mao mạch (mạch nhỏ) nuôi dưỡng cho chỏm đùi, dẫn đến các tế bào xương-sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể là do các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, các bệnh tự miễn, bệnh nhân dung quá nhiều corticoid, những tai nạn liên quan đến khớp háng (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi..) và những công nhân lặn sâu, hầm mỏ (khí ép)..

Dấu hiệu bệnh cần nhớ

Điều tai hại nữa của căn bệnh oái oăm này là bệnh xuất hiện rất từ từ, thầm lặng. Người bệnh ban đầu chỉ cảm thấy mỏi hoặc đau rất mơ hồ vùng hông; nằm nghỉ thấy đỡ đau; chẳng thấy liên quan gì đến rượu.

Có người cho rằng mình bị "bệnh thấp khớp", cũng chịu khó áp dụng phương pháp "đông tây y kết hợp" và thấy đỡ đau. Sau đó vài ba tháng đột nhiên đau dữ dội từ bẹn xuyên ra sau mông, khẽ nhúc nhích chân cũng đau, uống rượu vào càng đau hơn.

Với bệnh này, bác sĩ Khánh cho biết giải pháp hữu hiệu và triệt để nhất vẫn là phẫu thuật thay khớp háng. Các giải pháp như uống thuốc, tập phục hồi chức năng, khoan giảm áp-tế bào gốc…đều chỉ mang tính tạm thời với mục đích kéo dài thêm thời gian trì hoãn mổ. Nếu không mổ, bệnh nhân có thể bị các biến chứng vẹo cột sống thứ phát, hỏng khớp gối, tàn phế .

Dấu hiệu của hoại tử chỏm xương đùi khá điển hình như đau khớp háng, đặc biệt lúc ngồi xổm hoặc xoay háng vào trong ra ngoài. Triệu chứng đau này có thể bị một bên hoặc cả hai háng, có nghĩa là hoại tử chỏm có thể bị một bên (khoảng 70% các trường hợp) hoặc bị cả hai bên.


Hai yếu tố chính gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là rượu bia và thuốc lá.

Hai yếu tố chính gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là rượu bia và thuốc lá.

Khi gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân chỉ cần tới bệnh viện chụp xquang khung chậu, kết hợp với chụp cổng hưởng từ khớp háng, căn bệnh sẽ được chẩn đoán xác định.

Cộng hưởng từ là một bước tiết vượt bậc trong chẩn đoán các bệnh, trong đó có bệnh lý các khớp. Ở khớp háng, cộng hường từ giúp chúng ta phát hiện tổn thương hoại tử khớp háng từ những giai đoạn rất sớm, khi trên hình ảnh Xquang chúng ta còn chưa nhận thấy sự thay đổi.

Theo các bác sĩ, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt ở giai đoạn cấu trúc giải phẫu của chỏm xương đùi còn nguyên vẹn là lý tưởng vì dù sao một khớp háng thật vẫn tốt hơn là sử dụng khớp háng nhân tạo.

Để dự phòng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi đòi hỏi phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ, trong đó bên cạnh các yếu tố bệnh nghề nghiệp thì cần loại bỏ rượu và thuốc lá là hai thủ phạm gây ra bệnh này nhiều nhất ở nam giới.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Top