Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có những môn học, giáo viên không có việc

Chủ nhật, 14:30 13/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Chương trình Giáo dục phổ thông mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới trước nỗi lo về chất lượng và áp lực đối với giáo viên. Ảnh minh họa

Chương trình Giáo dục phổ thông mới trước nỗi lo về chất lượng và áp lực đối với giáo viên. Ảnh minh họa

“Giải thoát” sổ sách, hành chính cho giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp.

Theo Bộ GD&ĐT, việc hoàn thành biên soạn Chương trình được coi là thành công bước một. Bước tiếp theo rất quan trọng đó là chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình, cụ thể là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, những yêu cầu với đội ngũ phải đi cùng với việc giảm áp lực và tạo động lực cho giáo viên. Việc đầu tiên nhằm giảm áp lực cho đội ngũ là giảm gánh nặng thủ tục hành chính, sổ sách, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, rà soát đăng ký thi đua trên cơ sở thiết thực. Tới đây sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường giáo dục thân thiện, đổi mới, tránh gây bức xúc, dồn nén cho thầy cô.

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ băn khoăn: “Việc tuyển giáo viên mới thì hiện tỉnh đang lúng túng khi đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn trong tuyển dụng như thế nào để tránh việc tuyển xong lại đưa đi đào tạo, bồi dưỡng lại. Hiện chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế thì phải sắp xếp làm sao để không xảy ra thừa thiếu giáo viên. Ngoài ra, các trường còn đang lúng túng về việc giảng dạy tích hợp liên môn và việc bổ sung trang thiết bị như thế nào để tránh sự lãng phí”.

Sau khi Chương trình Giáo dục phổ thông mới được chính thức ban hành, nhiều nhà giáo lo lắng bởi công việc dạy học sắp tới sẽ không giảm áp lực mà còn thêm nhiều việc để làm, bởi đòi hỏi của Chương trình mới khá “mở”, người giáo viên sẽ phải thay đổi cách truyền thụ cho học sinh dựa trên nền cơ bản của Chương trình đưa ra. “Ở Chương trình mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó. Ngoài ra, Chương trình chỉ giảm tải về mặt số lượng môn học nhưng về khối lượng công việc cho giáo viên sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là phải trau dồi liên tục kiến thức liên ngành”, ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh Tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) nhận xét.

Nhiều phần việc địa phương… tự lo

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước mới có 424.757 phòng học kiên cố trên tổng số 567.012 phòng học hiện có, đạt tỷ lệ 75%, điều này cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn thiếu khoảng 142.000 phòng học kiên cố, đủ điều kiện để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ngay tại Hà Nội, thành phố cũng tích cực xây mới phòng học phục vụ học do sỹ số quá đông. Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cách đây 1 năm, Hà Nội đã rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trên địa bàn để có thể đáp ứng được Chương trình mới. Hà Nội đầu tư xây mới 22 trường với hàng trăm phòng học; bên cạnh đó tiếp tục đầu tư hàng năm cho cơ sở vật chất trường lớp hiện có.

Dù không thiếu phòng học kiên cố, song ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn để các địa phương có sự chủ động. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng mong muốn Bộ GD&ĐT chia sẻ, có định hướng với một số địa phương sĩ số học sinh/lớp còn đông như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương khác như: Lào Cai, Phú Thọ… cho rằng, để kịp cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm 2020, các địa phương đã tích cực xóa phòng học tạm, ưu tiên cho lớp 1. Song các năm tiếp theo cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các bộ môn như Tin học, Ngoại ngữ.

Chia sẻ băn khoăn về thời gian, nội dung Chương trình học mới ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho rằng, trong Chương trình đã rút ngắn thời gian của mỗi tiết học, cụ thể đối với học sinh học cấp tiểu học sẽ rút ngắn xuống khoảng 1 giờ, hết giờ chính khóa về như vậy là sớm, gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đón con. “Nếu như trường sử dụng thời gian đó để dạy kỹ năng sống, hoạt động thể dục thể thao có được không? Ngoài ra, có môn học về địa phương, nhưng chưa biết sẽ đưa nội dung nào để dạy cho học sinh. Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này”, ông Nguyễn Anh Ninh chia sẻ thêm.

Trước băn khoăn của các địa phương, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết, các địa phương được chủ động trong thiết kế nội dung mang tính địa phương, lựa chọn các yếu tố thời sự nào của địa phương như kinh tế - xã hội, lịch sử là địa phương tự chọn. Ví dụ, TP HCM thì dạy các em về phát triển kinh tế, còn ở các tỉnh Tây Nguyên dạy về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa cồng chiêng… Đối với thời gian trống sau ngày học, các trường, địa phương có thể thiết kế dạy kỹ năng sống, văn hóa văn nghệ cho học sinh. Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn các địa phương thực hiện”.

“Thời gian tới đây, các Vụ, Cục sẽ có hướng dẫn rất cụ thể công việc cần phải làm, lộ trình phân công, phân cấp, phối hợp một cách tường minh để có thể triển khai nhịp nhàng. Thành công của việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới phụ thuộc vào sự hợp tác, cộng đồng trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan, của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở, Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các trường phổ thông. Riêng về đội ngũ Hiệu trưởng, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ dành nhiều thời gian hơn để bồi dưỡng cho đội ngũ này. Bởi Hiệu trưởng tốt thì trường học sẽ tốt”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh sẽ “làm được gì” thay vì “biết gì”? Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh sẽ “làm được gì” thay vì “biết gì”?

GiadinhNet - Nhiều ý kiến từ các địa phương cho rằng, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cần phải nỗ lực đầu tư nhiều hơn nữa về nguồn lực đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, để chương trình chính thức đi vào áp dụng từ năm 2020.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 1 phút trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 3 phút trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 1 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 2 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 11 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 16 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top