Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh sẽ “làm được gì” thay vì “biết gì”?

Thứ năm, 06:56 10/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều ý kiến từ các địa phương cho rằng, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cần phải nỗ lực đầu tư nhiều hơn nữa về nguồn lực đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, để chương trình chính thức đi vào áp dụng từ năm 2020.


Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 9/1. Ảnh: Q.Anh

Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 9/1. Ảnh: Q.Anh

Tránh dạy học kiểu áp đặt, một chiều

Chiều 9/1, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tại hội nghị, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên của Chương trình đã giới thiệu về các điểm mới của chương trình như việc trả lời câu hỏi học sinh học xong chương trình thì “làm được gì?” thay vì sẽ “biết được gì?” như chương trình cũ. Chương trình lần này phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, xuất phát từ mục tiêu giáo dục. Trên cơ sở xác định được mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra thì mới xác định nội dung và lên chương trình đào tạo cụ thể.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, chương trình không phải là khối đá mà là cơ thể sống, sau khi ra đời vẫn tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, dĩ nhiên chỉ là điều chỉnh các tiểu tiết. Bên cạnh đó, chương trình có sự phân hóa, cá thể hóa rất rõ, bởi năng lực là yếu tố có sẵn trong người kết hợp với thời gian tập luyện. Trong quá trình dạy học, giáo viên không còn là người truyền thụ đơn thuần chỉ dẫn trong sách giáo khoa như trước đây, mà sẽ đóng vai trò tổ chức hoạt động để học sinh lĩnh hội, vận dụng kiến thức đó vào thực tế.

“Chương trình cũng đặt ra vấn đề giảm tải, tạo điều kiện cho học sinh vừa đỡ vất vả như giảm số môn học, tiết học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tránh áp đặt, một chiều… Tuy nhiên, để giảm tải một cách triệt để đòi hỏi phải hạn chế được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tâm lý phụ huynh nặng về chuyện thi cử, đỗ đạt dẫn đến học sinh quá tải. Điều này nằm ngoài phạm vi của chương trình nên phụ thuộc vào nỗ lực của toàn xã hội”, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay ở một số địa phương xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, thừa môn học này nhưng lại thiếu ở môn học kia. Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ cùng các Sở GD&ĐT triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Bộ cũng sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất trong cả nước, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Ngoài ra, bồi dưỡng giáo viên sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến để đảm bảo giáo viên được bồi dưỡng liên tục, mọi lúc.

Chạy đua nâng cấp cơ sở vật chất

Một trong những lo ngại khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới đó là điều kiện cơ sở vật chất, về vấn đề này ông Phạm Hùng Anh, Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay cả nước có 567.012 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố khoảng 424.757 phòng, đạt tỷ lệ 74,9%. Tuy nhiên, hiện nay sẽ thiếu nhiều phòng học, các trang thiết bị ở các bộ môn, nhất là các môn tin học, khoa học công nghệ, ngoại ngữ. Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất, ưu tiên cho cấp tiểu học, nhất là lớp 1 để thực hiện chương trình mới, sau đó là các lớp, cấp học tiếp theo.

Chia sẻ về những khó khăn của địa phương mình, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cho biết: “Tỉnh đã thực hiện các giải pháp để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu hơn 1.000 giáo viên phổ thông, nhất là ở môn Tin học và Tiếng Anh. Ngoài ra, kế hoạch bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất từ nay tới năm 2024 của tỉnh phải cần tới khoảng 8.000 tỷ đồng. Do đó, cần sự hỗ trợ nhiều về ngân sách, bố trí nguồn lực để địa phương triển khai chương trình”.

Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai cho rằng: “Địa phương đã tích cực công tác chuẩn bị cho chương trình mới, nhất là về cơ sở vật chất đã được bổ sung, nâng cấp xóa phòng học tạm để kịp cho năm 2020. Tuy nhiên, về một số nội dung các môn học có giáo dục về địa phương. Đây là nội dung hay, nhưng rất khó khi thực hiện vì chưa biết chọn những nội dung nào vào giảng dạy. Bộ cần có hướng dẫn địa phương khi thực hiện”.

Trước những băn khoăn, lo lắng từ các địa phương, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Định hướng tiếp cận của chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển năng lực thay vì nội dung, cách tiếp cận rất công phu bài bản, mang tính quốc tế, đi vào từng môn học. Chương trình sẽ kế thừa những gì chương trình cũ còn tốt và sẽ chỉnh sửa, bổ sung những bất cập, bổ sung để phù hợp với xu thế quốc tế. Chương trình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, những người sẽ thực hiện chương trình. Theo đó, có hai hiệm vụ sẽ được ngành đặt ra trong thời gian tới. Thứ nhất là công tác hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng để giải quyết yêu cầu của đội ngũ nhà giáo. Thứ hai là chuẩn bị về cơ sở vật chất để thực hiện chương trình”.

Theo Bộ GD&ĐT, lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2020 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2021 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng 6 biện pháp “giảm tải”, bao gồm: giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa - tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thực sự giảm tải hay “bình mới rượu cũ”? Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thực sự giảm tải hay “bình mới rượu cũ”?

GiadinhNet - Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Chương trình được áp dụng vào năm 2020 với nhiều sự thay đổi nhằm giảm tải, hướng đến phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn, lo lắng về chuyện giảm tải có thực sự hiệu quả hay chỉ là chuyện hô hào khẩu hiệu.

Quang Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 36 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top