Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuối phòng chữa cao huyết áp

Thứ ba, 13:27 27/07/2010 | Y học cổ truyền

Chuối không những là một loại thực phẩm, mà còn là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ trị liệu cho nhiều căn bệnh.

Cây chuối còn gọi là ba tiêu, tên khoa học musa SPP thuộc họ chuối (Musaceae). Là loại cây được trồng khắp mọi miền nước ta, với nhiều giống chuối khác nhau như: chuối ngự, chuối tiêu, chuối hột, chuối mật… trong thực tế hiện nay, chuối không những là một loại thực phẩm, mà còn là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ trị liệu cho nhiều căn bệnh.
 

Phòng chữa cao huyết áp: hàng ngày cần ăn 3 lần, mỗi lần ăn từ 1 - 2 quả chuối chín. Cần ăn liền trong 2 tháng.

Chữa trị loét dạ dày: lấy quả chuối xanh phơi khô trong râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột. Ngày uống 2 lần vào lúc không no cũng không đói lắm, mỗi lần 1 thìa canh hòa với nước ấm.

Trị hắc lào: dùng quả chuối xanh vừa mới bẻ trên buồng chuối, cắt ngang quả chuối để nhựa tiết ra thì chấm xát vào nơi hắc lào sau khi đã rửa sạch và lau khô. Ngày chấm xát 4 - 5 lần.

Trị ngứa da: dùng vỏ chuối tiêu sắc lấy nước rửa hàng ngày. Mỗi ngày rửa 2 - 3 lần.

Trị tay chân nứt nẻ: dùng chuối tiêu chín 1 quả (chín nhừ càng tốt), sau sấy nóng. Hàng ngày vào buổi tối rửa chân tay bằng nước ấm, rồi lấy chuối đã sấy nóng xát vào nơi chân tay bị nứt nẻ, làm liên tục nhiều lần sẽ khỏi.

Trị táo bón: hàng ngày ăn 250g quả chuối tiêu chín vào trước lúc đi ngủ.

Chữa sỏi thận: lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2 – 3 tháng cho kết quả khá tốt.

Chữa đái tháo đường: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã nghiên cứu cải tiến: cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nilon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Hoặc cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

Phòng trị chứng béo phì: dùng món chuối nướng. Cách làm chỉ cần chuẩn bị một quả chuối tiêu đã chín, bóc vỏ cắt đôi ra. Sau đó rải tờ giấy bạc hoặc loại giấy thiếc chuyên dụng nướng thức ăn đặt chuối vào trong rồi gói lại. Đặt gói chuối lên chảo đáy bằng, đun nhỏ lửa cho gói chuối không cháy. Nướng độ 2 phút khi ngửi thấy mùi chuối chín thì lật sang mặt sau và cũng nướng trong vòng 2 phút là được. Một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Món chuối tiêu nướng có thể làm sạch máu, giúp vi khuẩn có ích trong ruột tăng, mặt khác là do chuối tiêu nướng có vị đậm, ăn xong thường người ta không thèm của ngọt nữa nên có công hiệu làm giảm béo, kể cả sau sinh.
 
Chữa bạch đới ở nữ: lấy rễ chuối tiêu 250g, thịt lợn 120g. Cho hai thứ vào hầm lấy nước uống trong ngày.

Chữa tóc rụng nhiều: dùng nước nhựa trắng trong của cây chuối tiêu (ba tiêu du) để hàng ngày bôi vào vùng da đầu (chân tóc), sẽ có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng và có thể giúp các vùng da bị tóc rụng sẽ mọc trở lại. Mỗi ngày cần bôi 30ml nhựa này.

Giải độc các thực phẩm: kinh nghiệm cho thấy sử dụng chuối xanh thái mỏng ăn chung với các loại rau sống, thịt, cá có thể giải được chất độc có trong các thực phẩm này.

Chữa rong kinh: lấy chuối tiêu xanh 7 quả, gọt vỏ xắt mỏng, phơi khô, sao cháy, tán bột. Dùng nhọ nồi (cạo ở đít nồi đun than, củi) 15g, sau trộn chung 2 thứ cất sử dụng dần. Mỗi lần uống 2 muỗng cà phê uống với nước nóng vào khi bụng đói. Ngày uống 3 lần.
 
Trong 100g chuối chín có: glucid 26,1g, protein 1,2g, lipid 0,3g, tro 0,8g, Ca 12mg, P 32mg, Fe 0,8mg, vitamin A (-caroten) 225μg, vitamin B1 0,03mg, vitamin C 14mg. Ngoài ra còn có Mg, Na, S, Zn… Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt. 100g chuối cung cấp cho cơ thể 100 kcal và dễ tiêu hóa. Mặt khác, trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn.
 
Theo BS. Hoàng Xuân Đại
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top