Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà

Thứ hai, 11:51 26/10/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Khi bị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng, bạn có thể khắc phục bằng siro ho tự làm ở nhà theo cách dưới đây:

Cả tuần qua mưa gió, chuyển màu nên sáng ra bé Bi cháu nội bà Trần Thị Oanh (Thụy Khuê, Hà Nội) đã húng hắng ho. Mẹ bé bèn lấy đơn thuốc cũ ra hiệu mua kháng sinh để "uống chặn" ho ngay vì sợ bé sẽ biến chứng thành viêm phế quản, hoặc nặng hơn nữa.

Nhưng bà Oanh ngăn lại, và cho bé Bi uống siro ho tự chế. Mẹ bé Bi vội đi làm nên để bé ở nhà với bà nội mà không yên tâm chút nào. Nhưng chiều về thấy con khỏe mạnh, không bị tăng ho như mọi lần thì ngạc nhiên lắm. Tối đó, mẹ bé hỏi về thứ siro ho tự chế của mẹ chồng, và rất vui khi biết lâu nay mẹ chồng tự làm siro vừa phòng ngừa ho khi trái gió trở trời, vừa chữa trị cơn ho.

Trong Đông y có phương thuốc trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng...) bằng siro ho có thể tự làm tại nhà để uống phòng bệnh khi chuyển mùa và những ngày lạnh.

Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà - Ảnh 2.

Chuyển mùa nhiều trẻ em và người lớn rất dễ bị ho. Ảnh minh họa.

Cách làm như sau:

Thành phần:

- Diếp cá: 80g

- Bách bộ: 80g

- Hoa kim ngân: 60g

- Hoa cúc: 30g

- Quả trám: 80g (có thể thay bằng quả kha tử 80g).

- Quả đười ươi: 80g (hoặc thay bằng bạch chỉ 60g).

- Mạch môn: 30g

- Vỏ cam quýt: 20g

- Bạc hà: 20g

- Cát cánh: 40g

- Cam thảo: 10g

- Mật ong lượng vừa phải.

Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà - Ảnh 3.

Mật ong là một trong những nguyên liệu dùng làm siro ho. Ảnh minh họa.

Cách làm :

Quả trám, quả đười ươi đập nát.

Mạch môn và cát cánh thái lát nhỏ mỏng.

Tất cả cho vào nồi đổ 1.600 - 1800ml nước đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nhỏ đun âm ỉ thêm 15-20 phút. Rồi cho nốt các vị thuốc còn lại vào đun tiếp đến khi còn lại chừng 400-500ml nước cốt, thì vớt bã thuốc, lọc lấy nước cốt.

Cho mật ong vào hỗn họp nước thuốc khuấy đều một lúc rồi tắt lửa để nguội thì đổ vào lọ thủy tinh bảo quản tốt dùng dần. Mỗi ngày 3-5 lần, mỗi lần 1-2 thìa (trẻ em thìa nhỏ, người lớn thìa to hơn).

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng, bổ phổi, lợi hầu họng tiêu thũng, trừ ho tiêu đờm, nhuận phế… Bài này rất hiệu quả dùng phòng, hoặc trị bệnh. Các vị thuốc có thể mua ở các quầy thuốc Nam, thuốc Bắc trên toàn quốc. Đang giao mùa các mẹ nhớ làm cho con và người thân dùng.

Lưu ý là khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi... khi giao mùa các bố mẹ không nên dùng đơn thuốc cũ, "đơn" truyền miệng chữa bệnh cho con. Việc đó rất nguy hiểm vì cùng là biểu hiện ho sốt, có thể cùng là vi rút, vi khuẩn nhưng gốc bệnh khác nhau. Mỗi đơn thuốc chỉ dùng được cho một bệnh, liều lượng và thời gian dùng bao lâu chỉ bác sĩ mới phân biệt được.

Dùng siro nếu không giảm ho thì nên đưa trẻ đi khám sớm để tránh biến chứng.

Ths. BS Hoàng Kỳ

(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top