Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách giữ vitamin trong rau xanh khi chế biến

Làm thế nào giữ được các vitamin có trong rau khi chế biến, nấu nướng và bảo quản là việc quan trọng, vì rau xanh cung cấp và thoả mãn tới 80% nhu cầu về vitamin của cơ thể.

 

Ảnh minh họa.

Nếu không biết cách chế biến có khi mất tới 90% lượng vitamin trong rau xanh. Để vitamin A không mất đi, rau tươi mua về cần được bảo quản trong chỗ thoáng khí, mát và khô ráo. Nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời và ẩm thấp là những điều kiện làm tiêu hao rất dễ dàng các vitamin do ôxy hoá gây nên. Rau để càng lâu vitamin mất đi càng nhiều.
 
Để giữ được lượng vitamin trong rau xanh, khi nào ăn mới nên hái ở vườn về, cũng không nên mua nhiều rau về rửa sạch rồi trữ trong tủ lạnh. Các nghiên cứu cho thấy rau rửa sạch để trong tủ lạnh cũng mau hỏng, còn để bên ngoài một ngày thì lượng vitamin C mất đi 26%; vitamin hao hụt khi rửa mất 1% nhưng cắt nhỏ để lâu sẽ mất 14%.

Muốn giữ được vitamin ở mức nhiều nhất thì khi chuẩn bị rau (nhặt rau, rửa rau) để nấu cần phải làm nhanh, càng nhanh càng tốt. Rửa sạch rau trước khi thái nhỏ vì nếu thái rồi mới rửa thì một số vitamin sẽ bị tan nhiều trong nước. Rau làm xong phải nấu ngay, càng để lâu càng mất nhiều vitamin C. Sau 4 giờ mất hết 20%, khi thái nhỏ thì mất tới 35% sau 1 giờ. Khi nấu nên bỏ rau khi nước đã sôi vì bỏ ngay từ lúc nước lạnh sẽ mất đi phần lớn lượng vitamin. Cụ thể, khoai tây bỏ vào nước lạnh mất tới 40% vitamin C, trái lại khi bỏ vào nước đã sôi chỉ mất 10%.

Rau xào, đồ rán giữ được vitamin tốt hơn, nhất là vitamin A và C, vì rau được bọc một lớp mỡ tránh được sự hoà tan và bốc hơi. Với món rau xào, cần xào lửa to và đảo rất nhanh rồi ăn nóng. Rau xào, luộc rồi ăn ngay chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nấu xong để sau 1 giờ sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ lượng vitamin mất từ 34-57%. Còn nếu chế biến sẵn rồi đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.

Khi chế biến thức ăn bằng phương pháp cách thuỷ thì vitamin C được giữ lại nhiều nhất. Để giữ được vitamin C khỏi mất và ít bị phá hủy, cần lưu ý:

Khi luộc rau, bạn cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Theo nhiều nghiên cứu, một chút muối sẽ giúp giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Tránh khuấy trộn rau nhiều.

Lưu ý: Ngoài việc đảm bảo lượng vitamin trong rau xanh, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, khi rửa rau, cần rửa từng cọng một trong một chậu nước lớn, nếu có thể thì dùng gáo múc nước xối mạnh từng cọng rau. Nếu trong gia đình có sử dụng vòi nước thì nên rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ các chất bẩn, ký sinh trùng, trứng giun, hoá chất độc hại còn lưu lại trên rau.

Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

Sống khỏe - 18 giờ trước

Những người không đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày sẽ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng thiếu protein. Đọc bài viết để biết thêm về các dấu hiệu thiếu hụt protein không nên bỏ qua.

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Top