Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng trừ các trường hợp sau và cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm

Thứ bảy, 10:33 11/09/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Hướng dẫn sàng lọc tiêm chủng được Bộ Y tế ban hành mới nhất đã chính thức bỏ việc đo huyết áp với phần lớn người tiêm chủng. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc bỏ đo huyết áp là điều cần thiết và các đối tượng sau cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm.

Theo Quyết định 4355 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19 có hiệu lực từ ngày 10/9, việc đo huyết áp thay vì áp dụng tất cả người tiêm mà chỉ áp dụng một số trường hợp nhất định. Theo đó có 3 trường hợp cần thực hiện đo huyết áp trước khi tiêm là: người trên 65 tuổi; có tiền sử tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch.

Quy trình mới bao gồm hỏi tiền sử bệnh và đánh giá lâm sàng (đo thân nhiệt, đo huyết áp các trường hợp cần thiết, đo mạch và đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở; quan sát toàn trạng người tiêm và chỉ định tiêm chủng/chuyển cơ sở tiêm chủng có năng lực cấp cứu phản vệ).

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng trừ các trường hợp sau và cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm - Ảnh 2.

Phần lớn người đi tiêm vaccine COVID-19 sẽ được bỏ đo huyết áp

Liên quan vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, việc bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine với phần lớn người tiêm là điều tất yếu. Đa phần người đi tiêm, huyết áp tăng cao hơn vì lo lắng, hồi hộp. Trước đây, huyết áp không đạt sẽ không đủ tiêu chuẩn để tiêm và phải hoãn tiêm. Nhiều người đo đi đo lại nhiều lần mất rất nhiều thời gian.

Huyết áp tăng khi tiêm chủng phần nhiều do tâm lý chứ không ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Hơn nữa, người huyết áp cao cần tiêm vaccine vì nếu không may mắc bệnh sẽ trở nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao. "Với những người có tiền sử bị huyết áp cao hoặc khi đi khám sàng lọc mới biết mình huyết áp cao thì sau khi tiêm vaccine cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo huyết áp mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ sau tiêm. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường cần báo cơ sở y tế" – Bs Khanh khuyến cáo.

Theo TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, thuật ngữ "tăng huyết áp áo choàng trắng" được nhắc đến nhiều ở người đi tiêm chủng trong thời gian qua. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả do người bệnh thấy lo lắng, căng thẳng. khi về nhà, huyết áp lại bình thường.

Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng tới 4 yếu tố quyết định huyết áp (sức bóp của tim, tính đàn hồi của mạch máu, thể tích máu và độ nhớt của máu) đều làm thay đổi huyết áp. Đặc biệt khi mọi người stress, lo lắng quá mức, nhịp tim nhanh khiến mạch máu co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.

Việc đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 về cơ bản có thể bỏ nhưng vẫn cần lưu tâm một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn nhất, người cao tuổi hoặc có có tiền sử bị huyếp áp cao vẫn cần được kiểm tra huyết áp trước khi tiêm.

6 đối tượng Bộ Y tế yêu cầu cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm vaccine COVID-19 gồm:

Những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

Người có bệnh nền, bệnh mãn tính;

Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;

Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu;

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần;

Người phát hiện bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); nhịp thở > 25 lần/phút.

Đối tượng trì hoãn tiêm là người có tiền sử đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, đang mắc bệnh cấp tính, phụ nữ mang thai dưới 3 tuần.

H.My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 1 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 1 ngày trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Top