Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Bệnh viện trên biển” kết nối tình quân dân

Thứ bảy, 20:00 13/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - Giữa bốn bề trùng khơi, những chiến sĩ - thầy thuốc và bệnh nhân không có khoảng cách. Ngoài nhiệm vụ công việc ở bệnh xá, các y bác sĩ của tàu 561 còn làm nhiệm vụ của một người lính, cũng canh gác, tập luyện...

“Bệnh viện trên biển” kết nối tình quân dân - Ảnh 1.

Tàu 561 (còn có tên là tàu Khánh Hòa 01) là tàu bệnh viện đầu tiên của Việt Nam thuộc biên chế của hải quân, được đóng bởi bàn tay của những người thợ ở Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Mỗi khi thấy tàu 516 xuất hiện với màu sơn trắng, dấu chữ thập đỏ in trên nền biển xanh là trào dâng ngay cảm giác an tâm, tin cậy. Trên tàu, lúc nào cũng có đội ngũ y bác sĩ túc trực. Khi chưa có nhiệm vụ cứu trợ, họ làm tất cả công việc của nhân sự trên tàu như: Lái tàu, lái xuồng, trực máy, nấu bếp, phục vụ... Trong mọi điều kiện thời tiết, tình thế khó khăn, đội ngũ y, bác sĩ sẵn sàng, bản lĩnh đưa con tàu vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt nhất.

Tàu 561 đảm bảo chức năng của một "bệnh viện nổi" hiện đại, đủ chỗ cho vài trăm người với trang hệ thống thiết bị tiên tiến. Các khoang tàu đều có điều hòa, tủ lạnh, truyền hình kết nối qua vệ tinh, hệ thống liên lạc hiện đại qua Vinasat, các phòng bệnh đủ máy móc như một bệnh viện trên đất liền. Kể từ khi hạ thủy năm 2012, tàu 561 đã có hành trình cứu chữa bệnh và một số nhiệm vụ khác khắp Biển Đông.

“Bệnh viện trên biển” kết nối tình quân dân - Ảnh 2.

Tàu quân y - điểm tựa vững chắc cho ngư dân và người lính biển

Đi biển nhiều nhưng khi được đặt chân lên con tàu có dấu chữ thập đỏ này, mọi thứ với tôi vô cùng lạ lẫm. Tôi bắt đầu đi tham quan các phòng chức năng từ phòng khám, phòng siêu âm, phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu, phòng các chuyên khoa. Đủ loại máy móc được sắp đặt hiện đại, tiện lợi cho công tác cứu chữa bệnh: Máy thở, máy sốc tim, máy tạo oxy, máy rửa dạ dày tự động, hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân, máy siêu âm 4 màu, buồng chụp X-quang. Thậm chí, đầy đủ đến cả điện tim, nội soi, xét nghiệm máu 18 thông số. Hiện đại bậc nhất phải kể tới hệ thống buồng chữa bệnh giảm áp có thể cấp cứu cùng lúc cả chục người. Đây là một loại bệnh mà các thợ lặn ngoài các ngư trường rất dễ mắc phải. Các bác sĩ giới thiệu, ở phòng siêu âm có hệ thống hội chẩn trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh qua vệ tinh từ tàu tới Bệnh viện Quân y 175.

Tàu 561 như số phận của người thầy thuốc: Vinh quang thấm đẫm nỗi

nhọc nhằn.

Cũng bởi đội ngũ nhân sự trên tàu đặc biệt nên tôi thường dành nhiều thời gian quan sát họ trong mọi hoạt động thường ngày. Đón đoàn trong tác phong người lính, thao tác lái xuồng rất lành nghề, những cú ném dây bắt dây thuần thục… Thoạt nhìn, rất khó phát hiện đó là các y bác sĩ. Ai từng có cơ hội lên tàu sẽ phát hiện ra điểm khác biệt so với những con tàu khác. Ở đây, người khách nào say sóng, không ăn uống được, sức khỏe kém sẽ được bác sĩ truyền nước ngay. Cả hải trình, đoàn văn công lúc nào cũng có đến vài người truyền nước.

“Bệnh viện trên biển” kết nối tình quân dân - Ảnh 4.

Bác sĩ quân y mổ ruột thừa trên đảo Trường Sa Đông.

Tàu 561 như số phận của người thầy thuốc: Vinh quang thấm đẫm nỗi nhọc nhằn. Mỗi quý, trung bình tàu khám bệnh, điều trị và tư vấn sức khỏe, cấp cứu cho vài nghìn lượt người, trong đó có nhiều tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não cũng được đội ngũ bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, xử lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đưa về tuyến trên an toàn. Quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển, song khi thu xếp được điều kiện thuận lợi, y bác sĩ trên tàu đều triển khai các cuộc phẫu thuật thực nghiệm trên động vật nhằm đánh giá khả năng khai thác, vận hành trang thiết bị y tế trên tàu và sẵn sàng ứng cứu mọi trường hợp gặp nạn trên biển...

Tàu 561 đã kinh qua nhiều ca bệnh, riêng đối với các ngư dân luôn có tình cảm thật sâu đậm. Các y bác sĩ trên tàu nhớ mãi một sự việc vào tháng 6/2015, tàu 561 tiếp nhận hai trường hợp ngư dân gặp nạn, hai ca cấp cứu nối tiếp nhau hết sức căng thẳng. Ngày 12/6, tàu vừa rời khu vực Nhà giàn DK1 thì nhận được điện khẩn của Nhà giàn báo một trường hợp ngư dân cần cấp cứu. Bấy giờ là 22h, sóng chừng cấp 6, tàu quay lại tiếp cận ghe ngư dân. Bệnh nhân là ngư dân quê Quảng Ngãi, bị chấn thương sọ não, đang hôn mê dần. Ê-kíp bác sĩ hội chẩn ngay với Bệnh viện Quân y 175 đến đúng nửa đêm trong tình trạng bệnh nhân ngày một xấu, phải điều trị hồi sức tích cực. Đó là đêm trắng, ai cũng sợ thời gian, nghe ngóng từng diễn biến nhỏ nhất của người bệnh. 5h sáng, tàu cập đảo Trường Sa, trực thăng đang chờ sẵn, các bác sĩ bấy giờ mới thở phào, từng cặp mắt đỏ, quầng thâm mất ngủ vẫn dõi theo chiếc máy bay đang vút lên bầu trời. Ít ngày sau, lại thêm ngư dân khác đánh cá tại khu vực đảo Núi Le bị viêm ruột thừa cấp. Kíp mổ bắt đầu lúc gần 22h đêm. Và đó lại là đêm trắng nữa. Phải 24 giờ sau, khi sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt sau ca mổ, các y bác sĩ mới có thể tạm an tâm.

“Bệnh viện trên biển” kết nối tình quân dân - Ảnh 5.

Bác sĩ quân y khám bệnh tại Trường Sa.

Tàu 561 từng cứu chữa cho 11 ngư dân tàu cá Bình Định bị chìm tàu tại vùng biển Trường Sa vì gió bão. Họ bám vội vào thuyền thúng và mỗi chiếc thuyền chỉ 3 người ngồi, 3 người dưới nước giữ thuyền không lật vì sóng. Nhóm ngư dân lênh đênh trên biển đến 2 ngày, đói lạnh, kiệt sức và tuyệt vọng. Khi tàu khác cứu được họ, tàu 561 trong khoảng cách gần 30 hải lý và gió bão vẫn vần vũ, gần 3 tiếng sau tàu mới tiếp nhận được bệnh nhân.

Những người lính của chúng ta, họ nghĩ về đất liền ngay trong phiên gác, gửi đi một dòng tin, nhiều khi không cần hồi đáp, vì chính dòng tin ấy đã là tín hiệu bình yên.

Một con tàu dù có hiện đại, tối tân đến bao nhiêu cũng không thể so sánh với điều kiện ở đất liền. Khi sóng to gió lớn mà đang trong ca mổ, quá trình xử lý càng đòi hỏi sự tập trung, chính xác tuyệt đối. Thủy thủ nào đang trên ca-bin lái tàu cũng phải phối hợp ăn nhập với kíp mổ dưới kia, hạ vây giảm sóng, đi xuôi chiều sóng giảm xóc cho tàu... Trên biển, gặp tàu 561 là gặp biểu tượng của an toàn, sự sống. Thế nên, khi con tàu này đi làm nhiệm vụ khắp Biển Đông, tất cả tàu ngư dân đang đánh bắt cá trông thấy đều kéo hồi còi dài chào đón. Tình cảm của họ đối với y bác sĩ trên tàu không chỉ là vị trí bệnh nhân với người cứu chữa cho mình mà gần gũi hơn, đó như gia đình, như quê hương hiện hữu. Cũng vẫn những người thầy thuốc vừa trắng đêm mổ cho mình hôm qua, nay người thì đang lái tàu, người lại vừa nấu cháo mang đến tận giường bệnh. Bao hồi còi tha thiết đang vang vọng kia cứ nối tiếp nhau ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm lại năm, thành chuỗi thanh âm xuyên suốt dành tặng cho một thiên thần hộ mệnh, cho các bác sĩ tâm đức vẹn toàn mà thầm lặng, bao dung.

Giữa bốn bề trùng khơi, những chiến sĩ - thầy thuốc và bệnh nhân không có khoảng cách. Ngoài nhiệm vụ công việc ở bệnh xá, các y bác sĩ có nhiệm vụ của một người lính, cũng canh gác, tập luyện, tăng gia sản xuất. Trên mỗi chuyến tàu bệnh viện, chúng tôi còn gặp các bác sĩ lái tàu, lái xuồng, nấu bếp… họ làm mọi việc trên một chuyến tàu như thế, mà nếu không giới thiệu, ai cũng nghĩ đó là những người lính, thủy thủ đầy kinh nghiệm. Trong chuyến công tác Trường Sa, có lần tôi xin chỉ huy đảo được đi gác đêm cùng một người lính quân y rồi phát hiện ra một bí mật: Trước mỗi đêm gác, anh đều gửi về đất liền một dòng tin: "Đêm nay, Trường Sa mưa lớn" hoặc "Trăng Trường Sa sáng lắm nghe em", "Trước phiên gác đêm nay, bỗng thấy gió ấm như từ quê mẹ…". Những người lính của chúng ta, họ nghĩ về đất liền ngay trong phiên gác, gửi đi một dòng tin, nhiều khi không cần hồi đáp, vì chính dòng tin ấy đã là tín hiệu bình yên.

Trần Thành

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top