eMagazine

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 1.

Trong những ngày tháng 5/2020, trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng, khẳng định độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ luôn là vấn đề thiêng liêng đối với đất nước. 

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù họp với luật pháp quốc tế trước bất cứ hành vi vi phạm nào đối với vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù họp với các quy định của Công ước Liên họp quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời duy trì môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển.

Xác định những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp an ninh - quốc phòng, chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội, dư luận và tuyên truyền; thúc đẩy hợp tác giải quyết vấn đề và các biện pháp khác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). 

Trong đó, có việc thực thi chủ quyền trên biển, bảo vệ các hoạt động kinh tế biển như hoạt động hợp tác thăm dò khai thác dầu khí của các doanh nghiệp, hoạt động đánh bắt bình thường của ngư dân diễn ra trên các vùng biển Việt Nam.

Những ngày này, ngư dân Việt nam vẫn xuất bến vươn khơi bám biển khai thác hải sản đồng thời khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu

Trò chuyện với chúng tôi, đại diện Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi tâm sự: "Việc Trung Quốc không cho ngư dân khai thác trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn vô lý. Nghiệp đoàn chúng tôi không đồng tình và lên án hành động của Trung Quốc. Những ngày qua, nghiệp đoàn thường xuyên tuyên truyền ngư dân bám biển khai thác hải sản vì đây là vùng biển của mình".

Anh Nguyễn Hoài Long (45 tuổi, quê Quảng Nam) vừa cập bờ sau gần 1 tháng vươn khơi đánh bắt chia sẻ: "Tôi và mọi ngư dân khác có biết thông tin việc Trung Quốc ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trái phép trên Biển Đông từ ngày 1/5/2020. Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm này là phi lý, hết sức ngang ngược, tôi và các anh em ngư dân vẫn quyết tâm vươn khơi, bám biển. Để đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, chúng tôi thành lập các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển (từ 5-10 tàu) và đánh bắt cách nhau 2-3 hải lý để thông tin liên lạc giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn. Đây không phải là vì kế sinh nhai mà còn là nhiệm vụ bảo vệ, khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo thiêng liêng Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam".

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 3.

Một góc âu thuyền tại đảo Đá Tây B - nơi trú tránh bão, tiếp nhận lương thực, thực phẩm, nước ngọt của ngư dân. Ảnh: Cao Tuân


Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 4.

Rồi anh hướng cặp mặt về Trạm Hải đăng An Bang nằm sừng sững giữa quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nói với chúng tôi: "Nếu đi biển gặp trời tối, chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng là cảm thấy yên tâm đánh bắt. Những ghe tàu của ngư dân bị mất định vị, lạc trôi lúc nửa đêm chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của hải đăng giữa trùng khơi là vui mừng thốt lên: Hải đăng mình đấy, nhà mình đây rồi…". 

Với kinh nghiệm hơn 20 năm đánh bắt cá ở biển Đông, anh Long kể, những cây Hải đăng ở quần đảo Trường Sa được thiết kế rất khác nhau, không cây nào giống cây nào từ độ cao, hình dáng, màu sắc, tính chất sáng. Vì những sự khác nhau đó mà người đi biển có thể xác định được vị trí, độ nông sâu của từng khu vực để còn định ra phương hướng, tốc độ tàu chạy, khoảng cách trước và sau con tàu…

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 5.


Anh Long vẫn nhớ như in một lần biển động vào cuối năm 1999, một chiếc thuyền của ngư dân Thừa Thiên Huế bị hỏng máy đã trôi dạt nhiều ngày trên biển. 

Giữa giông tố của biển khơi, 15 thuyền viên trên tàu chỉ còn biết cầu mong vào một phép màu nào đó xuất hiện. Chiếc thuyền gặp nạn bị hỏng máy trôi dạt từ Trường Sa qua vùng biển của Philippines mới neo lại được. 

Nhận được tín hiệu cầu cứu, nhóm thợ đèn đã thông báo đến lực lượng hải quân trên đảo và cùng vượt giông bão chạy xuồng máy đi tìm kiếm và kéo chiếc thuyền này về đến đảo Song Tử Tây an toàn. Khi mọi người đã cập bến an toàn, tất cả ôm nhau bật khóc, mặc cho sóng gió vẫn còn vần vũ…

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 6.

Để vận chuyển quà từ tàu ra thuyền vào tặng quà chiến sĩ hải quân và cán bộ hải đăng làm nhiệm vụ trên các đảo Trường Sa đoàn công tác đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Ảnh: Cao Tuân

Để Hải đăng luôn sáng giúp tàu thuyền qua lại an toàn trên biển, những người gác đèn phải làm việc cả ngày lẫn đêm ở trạm. Ở quần đảo Trường Sa có 9 trạm Hải đăng được xây dựng trên các đảo Đá Lát, Trường Sa Lớn, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây do Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam (Bộ Giao thông Vận tải) quản lý. 

Mỗi trạm thường có 4-6 người, thay nhau túc trực 24/24h. Hàng ngày, vào thời gian quy định cụ thể, những công nhân gác đèn lại thông tin về đất liền các hoạt động của tàu thuyền trong khu vực cũng như sự thay đổi của thời tiết trên biển để trung tâm ở đất liền nắm và có dự báo, cảnh báo kịp thời cho tàu thuyền qua lại khu vực.

Theo những tài liệu chúng tôi tiếp cận được, từ năm 1993, các trạm Hải đăng chính thức được xây dựng ở quần đảo Trường Sa, khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về vị trí chiến lược, tiềm năng kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta. Giữa muôn trùng sóng gió, chuyện xây dựng một ngọn Hải đăng là cả một kỳ công. 

Việc chuyên chở vật liệu, trang thiết bị phục vụ xây dựng và bảo dưỡng các hải đăng cũng như chở hàng hóa, thực phẩm tiếp tế cho anh em công nhân các trạm hải đăng đều do một con tàu Hải Đăng 05 đảm nhiệm. Con tàu này đã có thâm niên hoạt động trên 10 năm, tốc độ chỉ đạt 6 hải lý một giờ nhưng hiện nay vẫn cần mẫn cùng anh em công nhân công ty bám biển, đảm bảo cho các ngọn Hải đăng  trên biển luôn sáng để hướng dẫn các con tàu đi lại an toàn. 

Việc hình thành những trạm hải đăng tại quần đảo Trường Sa đối với ngành hàng hải là một nỗ lực phi thường, nỗ lực trong tìm kiếm giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ có thể sống, làm việc nơi trùng khơi sóng gió.

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 7.

Thời tiết ở huyện đảo Trường Sa thường khắc nghiệt. Đảo An Bang là điểm đảo khó vận chuyển người và hàng vào nhất tại quần đảo Trường Sa do nằm trên dòng hải lưu chảy mạnh và đặc điểm địa chất nên nơi đây quanh năm sóng to, gió lớn. 

Những con sóng bạc đầu dồn thẳng vào đảo khiến xuồng có thể bị lật bất cứ lúc nào. Để vận chuyển, người và hàng sẽ lên một chiếc xuồng chuyển tải không có động cơ. Một xuồng máy khác sẽ kéo chiếc xuồng chuyển tải vào gần đảo để lực lượng trên bờ dùng dây kéo vào. Thế nhưng khi bước lên đảo, chúng tôi gặp hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nằm yên bình ở một góc đảo là Trạm Hải đăng.

Thấy chúng tôi đang đến, Trạm trưởng và nhóm công nhân đã pha sẵn ấm trà nóng chờ tiếp khách…

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 8.

Anh Ngô Văn Chương, Trạm trưởng Hải đăng An Bang giới thiệu về vườn rau tăng gia của đội nhà đèn. Ảnh: Cao Tuân

Sau một hồi hàn huyên, hỏi thăm sức khoẻ, anh Ngô Văn Chương, Trạm trưởng Hải đăng An Bang, người có thâm niên hơn 20 năm gác đèn ở cả 9 Hải đăng trên quần đảo Trường Sa chia sẻ về công việc đặc biệt của mình. 

Anh kể, Hải đăng nơi đây chạy điện năng lượng mặt trời và tự động bật tắt khi trời tối. Đèn phát ánh sáng trắng, mỗi chu kỳ chớp kéo dài 10 giây. Khi năng lượng yếu thì phải dùng máy nổ, máy phát điện vận hành trong mọi điều kiện, kể cả mưa bão kéo dài. Nước muối mặn và gió biển cũng dễ làm hư hỏng máy móc nên các anh phải thường xuyên thay nhau làm công tác bảo trì, bảo dưỡng để vận hành Hải đăng.

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 9.

"Công tác bảo quản đèn cũng rất công phu, chúng tôi phải luôn tự bảo quản thiết bị, lau chùi đèn sạch sẽ. Công việc hàng ngày của anh em nhà đèn tuy không nặng nhọc, vất vả nhưng cần sự kiên trì, cẩn thận. Các thiết bị phải được bảo quản hàng ngày, thiết bị sạch thì mới hấp thụ tốt năng lượng và làm cho đèn sáng hơn, tàu thuyền dễ nhận biết hơn dù cách xa cả chục hải lý…", anh Chương tâm sự.

Cũng như cuộc sống của những người lính đảo Trường Sa, những người gác đèn gắn bó với đảo như quê hương thứ hai của mình. Đối với họ, được ra công tác tại quần đảo Trường Sa thực sự là niềm vinh dự và tự hào. Chính vì thế, đa phần những người gác đèn ở Trường Sa đều muốn gắn bó với quần đảo này. 

Các anh xoay tua từ đèn này sang đèn kia, hết An Bang sang Song Tử, hết Đá Lát về Đá Tây. Có những người đã "kinh qua" cả chục lần làm việc tại các trạm Hải đăng trên quần đảo Trường Sa.

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 10.

Công việc hàng ngày của một cán bộ Hải đăng. Ảnh: Cao Tuân

Hơn hai chục năm công tác thì già nửa thời gian anh Vũ Duy Minh (Trạm trưởng Hải đăng Trường Sa) ăn Tết ngoài đảo xa trải lòng: Trường Sa là nơi có khí hậu rất khắc nghiệt, khi thì gió bão, mưa nhiều, lúc lại khô hạn, vì vậy, cuộc sống và sinh hoạt của nhân viên tại các trạm Hải đăng cũng chưa thật đủ đầy.

Cách anh Minh kể chuyện với chúng tôi về cuộc sống xa gia đình, về những thiếu thốn của đội nhà đèn vô cùng nhẹ nhàng, bình dị. Họ nói về công việc đang làm đầy mộc mạc y như cái cách pha sẵn trà chờ khách khi thấy tàu cập bến.

Ban ngày, lính nhà đèn huấn luyện chiến đấu như bộ đội. Đêm xuống, họ thức cùng với ánh sáng hải đăng. Ngư dân đánh bắt cá hễ thấy ngọn hải đăng nhấp nháy là lại đùa nhau: "Lính nhà đèn vào ca trực rồi".

 Anh Vũ Duy Minh (trái) -  Trạm trưởng Hải đăng Trường Sa phấn khởi khi có khách ở đất liền ghé thăm; Nguyễn Đức Dư (phải) - chàng trai Thái Bình với nước da sạm đen, rắn chắc luôn tự hào khi được gọi bằng cái tên “lính nhà đèn”. Ảnh: Cao Tuân

"Nhiều đêm đứng dưới chân hải đăng nhớ nhà ứa nước mắt. Mùa biển lặng còn đỡ, khi biển động sóng lớn, mưa biển trút nước ầm ầm, lúc đó chúng tôi phải thay nhau trèo lên đỉnh để kiểm tra, thay ắc quy. Trong bất luận điều kiện nào, hải đăng không được tắt. Bởi đó là ánh sáng của chủ quyền quốc gia trên biển", anh Nguyễn Đức Dư (32 tuổi) - người mải mê công việc đến nỗi "quên" lấy vợ chia sẻ thêm.

Với các anh ngần ấy năm gắn bó biển thì cũng ngần ấy năm phải sống xa gia đình, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng các anh vẫn không một lời than phiền, hay đòi hỏi cho bản thân. 

Họ kiên cường chống chọi và đứng vững trước sóng to gió lớn để bảo vệ ngọn hải đăng sáng mãi giữa biển khơi. Yêu nghề, trách nhiệm với nghề, những công nhân ngành Giao thông Vận tải luôn sẵn sàng hy sinh niềm riêng cho sự nghiệp chung của đất nước…

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 12.

Thông tin thêm đến Báo Gia đình & Xã hội về các trạm đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam từ phía Nam cây đèn biển Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) trở vào đến hết vùng biển tỉnh Kiên Giang và khu vực Quần đảo Trường Sa, bao gồm cả mặt nước, đất liền, bờ biển, hải đảo, các luồng hàng hải. 

Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và Hải đảo là đơn vị trực thuộc Tổng công ty được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa (bao gồm 9 trạm đèn biển) và khu vực nhà giàn DK1 thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (bao gồm 4 trạm đèn biển).

Hiện nay có 74 công nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành tại các đèn biển tại các trạm đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1.

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 13.

Ngọn hải đăng Đá Tây

Về chế độ chính sách đối với công nhân quản lý vận hành đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1, Tổng công ty thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Lao động. 

Một năm, Tổng công ty bố trí 7 chuyến tiếp tế thực phẩm, nhu yếu phẩm; kết hợp thay quân đảo ca cho công nhân tại các đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1.

Ngoài ra, 100% công nhân đều được tham gia đầy đủ các chế độ: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiêp, Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp; được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động; thực hiện khám sức khỏe định kỳ một năm một lần trước mỗi lần thay quân đảo ca; được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam. 

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 14.

Lưu bút của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể với Trường Sa Lớn tháng 4 năm 2018. Ảnh: Cao Tuân

Hàng năm, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam cũng tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: Xuân Biển đảo – thăm hỏi trao quà tết cho công nhân, gia đình mỗi khi Tết đến xuân về; Kêu gọi xây dựng tủ sách thanh niên – khuyến khích văn hóa đọc cho công nhân tại các đảo; Phối hợp Tổ cấp cứu hàng không Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu người lao động khi có rủi ro về sức khỏe; Thường xuyên trang bị và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại các trạm...

Tháng 4/2018, trong chuyến thăm, kiểm tra hoat động của đội tàu Hải Đăng 05, trạm Hải Đăng Trường Sa lớn, Cảng vụ Hàng Hải Trường Sa... Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, nhân viên các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng hải, làm tốt công tác soi đường cho những chuyến tàu thông suốt, an toàn.

Thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, vất vả của các cán bộ công nhân viên ngành Giao thông Vận tải đang ngày đêm bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, hàng không, khẳng định và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Bộ trưởng ghi nhận và mong các đơn vị bằng quyết tâm và trách nhiệm của mình phối hợp với quân và dân trên đảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 15.
Những người “thắp đèn” ở Trường Sa - Ảnh 16.
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 26 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 27 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top