Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng

Thứ sáu, 16:00 30/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nước muối rất tốt để phòng ngừa đau họng, loét miệng. PGS.TS.BS Pham Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) hướng dẫn cách pha và súc miệng nước muối đúng cách.

Nước muối có hiệu quả bảo vệ họng thật không?

Theo y học, vi khuẩn bám vào bề mặt, khe, hốc sẵn có trong các cấu trúc vùng họng và nằm chờ... lúc cơ thể suy giảm sức đề kháng, hoặc gặp các yếu tố thuận lợi sẽ gây thành bệnh như viêm họng, viêm ami đan cấp, viêm thanh khí – phế quản...

Các hiệu thuốc và các cửa hàng khác bán nước súc miệng có thuốc và các sản phẩm tương tự để phòng, hoặc chữa chứng đau họng, loét miệng. Nhưng nhiều người dân lại ưa dùng nước muối súc họng hàng ngày vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả để giảm đau và giảm các triệu chứng đau họng, loét miệng. 

Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng - Ảnh 1.

Nước muối phòng ngừa được các chứng đau họng, loét miệng. Ảnh minh họa.

Nhưng nước muối có thể diệt một số vi khuẩn ở miệng và họng, chứ không phải tất cả. Dung dịch nước muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng và rửa trôi chúng khi nhổ nước muối ra ngoài.

Những người làm các phẫu thuật nha khoa cũng có thể dùng nước muối để súc miệng, nhưng vài ngày đầu nên súc miệng nhẹ để ngăn ngừa vảy bong ra, và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Công dụng của nước muối với các triệu chứng như thế nào?

Với đau họng

Súc miệng nước muối có thể có hiệu quả để điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

Với tình trạng loét miệng

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Với dị ứng

Một số dị ứng có thể khiến niêm mạc mũi và cổ họng nề, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng bằng nước muối sẽ không ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp giảm bớt một số khó chịu ở cổ họng.

Với nhiễm trùng đường hô hấp

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang. Một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Với sức khỏe răng miệng

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng. 

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng - Ảnh 2.

Trẻ em súc họng bằng nước muối hàng ngày bảo vệ họng rất tốt. Ảnh minh họa.

Cách súc miệng hiệu quả

Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.

- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.

- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.

- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.

- Rồi nhổ nước ra

- Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.

- Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày, hoặc súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.

- Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ cho họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa.

Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng - Ảnh 3.

Súc miệng bằng nước muối giữ họng sạch, giảm đau do viêm họng, loét miệng. Ảnh minh họa.

Rủi ro và cân nhắc

Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, những người sau đây nên cân nhắc sử dụng.

- Những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác (thận...) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.

- Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị. 

Công thức pha nước muối súc họng chuẩn:

- 1/2 muỗng cà phê muối pha với 30 ml nước ấm, lắc cho tan hết.

Có thể thêm baking soda vào dung dịch nước muối, ví dụ:

- 1 lít nước 1 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê baking soda (đã có nghiên cứu khoa học trên trẻ em cho thấy dùng nước muối súc miệng 2 lần/ngày trong 21 ngày đã làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn miệng so với những trẻ em dùng giả dược).

Cách súc miệng hiệu quả

Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.

- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.

- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.

- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.

- Rồi nhổ nước ra

Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.

Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày.

PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào

(Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội)



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 18 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top