Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ chỉ cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà

Thứ bảy, 21:43 05/03/2022 | Sống khỏe

Một số F0 sử dụng rất nhiều test nhanh trong quá trình cách ly, điều trị, gây tốn kém về kinh tế. Bác sĩ cho hay, nếu biết cách tiết kiệm, mỗi F0 chỉ cần tốn khoảng 2-3 que test nhanh.

Một số F0 sử dụng rất nhiều test nhanh trong quá trình cách ly, điều trị, gây tốn kém về kinh tế. Bác sĩ cho hay, nếu biết cách tiết kiệm, mỗi F0 chỉ cần tốn khoảng 2-3 que test nhanh.

Mắc Covid-19 được hơn 10 ngày, Nguyễn Thị Minh Tú (26 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết đã tiêu tốn trên 1 triệu đồng chỉ cho riêng việc mua test nhanh. Tú chia sẻ, 2 ngày đầu từ khi xuất hiện các triệu chứng đau họng, ho, sốt rét, cô đã sử dụng hết 3 bộ kit test được cơ quan cấp phát, đến lần test thứ 3 thì phát hiện dương tính.

Tới ngày thứ 7 kể từ khi xác định dương tính, Tú nhờ người thân trong nhà đi mua thêm test. Hiệu thuốc thông báo có 2 loại, giá 95.000 đồng và 110.000 đồng. Tú nhờ mua 5 bộ rẻ nhất, tổng giá là 475.000 đồng. Tới ngày thứ 10, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nhưng test đã hết, Tú lại nhờ người thân mua thêm test. Lần này, hiệu thuốc chỉ còn loại kit test giá 110.000 đồng, mua 5 bộ hết 550.000.

Như vậy, Tú đã mua tổng số 10 bộ test, chi phí hơn 1 triệu đồng. “Cộng cả tiền thuốc men, đồ ăn uống, máy đo SpO2, dung dịch khử khuẩn,… những ngày vừa qua, tôi đã phải chi số tiền khá lớn”, cô gái trẻ tâm sự.

Giống với Minh Tú, Trần Thị Hải (23 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bỏ ra hơn 1 triệu đồng để mua kit test Covid-19. Tuy nhiên, Hải chưa mắc bệnh mà chỉ mua để dự phòng do thấy bạn bè xung quanh đã mắc bệnh rất nhiều.

“Ban đầu, tôi mua tạm 3 test tại một hiệu thuốc, giá 110.000 đồng/bộ. Sau đó, nghe người quen kể có nơi bán test chất lượng với giá tốt, tôi mua thêm 10 bộ nữa dự phòng, giá 78.000 đồng/bộ. Chưa mắc bệnh nhưng thấy nhiều người xung quanh mắc như vậy, tôi cũng muốn mua tích trữ, sợ nếu sau này cần sẽ phải dùng nhiều lần”, Hải chia sẻ.

Theo Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng; thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà, nếu biết cách tiết kiệm, mỗi F0 chỉ cần tốn 2-3 que test nhanh trong suốt quá trình cách ly, điều trị.

Bác sĩ đưa ra hướng dẫn cụ thể về thời điểm cần test Covid-19 như sau:

Khi có các dấu hiệu như cảm cúm giai đoạn này, nhiều khả năng bạn đã nhiễm SARS-CoV-2. Bạn cần lập tức tự cách ly ngay nhưng chưa nên test vội, vì test có thể chưa lên 2 vạch. Ta gọi ngày xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, đau họng,… này là ngày D.

Một ngày sau khi có các dấu hiệu cảm cúm (D+1), nếu test 2 vạch, bạn đã nhiễm SARS-CoV2. Nếu test 1 vạch, bạn chưa vội mừng.

Ngày hôm sau (D+2), nên test thêm lần nữa. Nếu ngày (D+2) test âm tính, bạn đợi thêm 2 ngày (D+4) rồi tiếp tục test. Nếu vẫn âm tính thì có thể tạm yên tâm.

Nếu dương tính ngày (D+1), bạn ước tính đến ngày P5 như hình dưới đây (ngày thứ 5 kể từ khi có kết quả dương tính) của mình. Đến ngày P5, chưa cần test vội. Ngày (P5+1), bạn test. Nếu âm tính, bạn sắp khỏi bệnh. Nếu vẫn còn vạch T mờ, hãy bình tĩnh, 2-3 ngày sau test lại lần nữa. Sau khi test lại mà vẫn còn vạch T mờ, bạn cũng không cần lo lắng vì đến ngày này, nguy cơ lây cho người khác rất thấp.

Bác sĩ chỉ cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà - Ảnh 1.

Với các F0 điều trị tại nhà, nếu không phải nhập viện, tải lượng virus cũng như kết quả test nhanh sẽ có dạng như hình mình họa dưới đây

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm đủ vắc xin Covid-19, không phải nhập viện thì sau 10 ngày (14 ngày nếu chưa tiêm đủ vắc xin), bất kể còn vạch mờ hay không, F0 cũng không cần phải cách ly nữa. “Như vậy, mỗi F0 chỉ cần sử dụng 2-3 que test nhanh. PCR cũng không quá cần thiết nữa”, bác sĩ Hoàng nói.

Về vấn đề test nhanh mẫu gộp tại nhà để tiết kiệm, bác sĩ Hoàng cho biết “không khuyến khích”, lý do là vẫn cần thêm que lấy bệnh phẩm và dung dịch đệm thường bị thiếu nếu test gộp. Ngoài ra, nếu test gộp dương, mỗi người lại tốn thêm 2-3 que test nữa, vừa mất công, vừa tốn que test. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo khi test nhanh tại nhà, người dân chỉ nên test mẫu đơn.

Dùng tỏi tươi ngừa COVID-19, nhiều người ăn sai gây hại khủng khiếp mà không biếtDùng tỏi tươi ngừa COVID-19, nhiều người ăn sai gây hại khủng khiếp mà không biết

GiadinhNet - Một số đối tượng như trẻ em bụng dạ yếu, người bị dị ứng tỏi, người bị bệnh liên quan đến dạ dày… cần dùng tỏi một cách thận trọng, ngưng sử dụng nếu gặp phản ứng, bất kể là ngậm tỏi hay nhai tỏi sống.

5 bí quyết tránh suy thận không phải ai cũng biết

Quỳnh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 9 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 11 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 11 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Top