Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 bài thuốc hỗ trợ trị sốt xuất huyết

Thứ tư, 11:42 06/07/2011 | Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Muỗi vằn (Aedes aegypt) là vật trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành.

Sốt xuất huyết được chia làm 4 độ:

Độ 1: bệnh nhân sốt cao, tăng thẩm thấu mao mạch, tiểu cầu giảm nhẹ.

Độ 2: Có xuất huyết dưới da và các biểu hiện xuất huyết tự phát khác.

Độ 3: mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh tái, vật vã, chảy máu ồ ạt, thoát huyết tương nhiều dẫn đến sốc, tiểu cầu giảm nhiều, thể tích hồng cầu tăng.

Độ 4: thân nhiệt giảm đột ngột, không đo được mạch và huyết áp, sốc do mất máu và đông máu trong lòng mạch.
 

Bí đao.

Y học cổ truyền xếp bệnh này thuộc nhóm ôn bệnh và ôn dịch, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra. Khi phát bệnh, ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương minh gây nên sốt cao, phiền nhiệt, khát nước, mạch hồng đại. Nếu tà nhiệt chuyển vào dinh huyết gây nên xuất huyết, phát ban, chất lưỡi đỏ thẫm. Bệnh nặng lên sau 3-4 ngày, nếu không chữa kịp thời thì nhiệt độc đi sâu vào trong làm cho xuất huyết phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc y học cổ truyền có khả năng điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết ở độ 1 và  độ 2. Phép điều trị theo y học cổ truyền là: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, nâng cao thể trạng.

Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, mã đề 16g, trắc bá diệp (sao đen) 12g, rau má 16g, lá tre 16g, củ sắn dây 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống, ngày 3 lần.

Bài 2: cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh, sài đất mỗi thứ 20g, cây cối xay (sao vàng) 12g, kim ngân 12g, hạ khô thảo 12g, hoa hòe (sao vàng) 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 3 lần.

Bài 3: cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g, mã đề 16g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hoạt thạch thay bằng cối xay, không có mã đề thay bằng lá tre. Sắc uống ngày 3 lần, hết sốt thì ngừng thuốc ngay

Bài 4: Hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần. Tán bột, trộn đều, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nếu hết sốt ngưng thuốc ngay.

Các bài thuốc trên khi dùng cho trẻ em phải giảm liều: trẻ 1-5 tuổi dùng 1/3 liều người lớn, trẻ 6-13 tuổi dùng ½ liều người lớn. Trẻ từ 14 tuổi trở lên dùng bằng liều người lớn.

Khi bệnh nhân hết sốt, các ban xuất huyết lặn dần, chỉ còn mệt mỏi, ăn kém thì dùng bài “Bổ trung ích khí” gồm: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, sài hồ 10g, thăng ma 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
 

Cỏ nhọ nồi.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Bài 1: đậu xanh xát vỏ 50g, lá bạc hà 30g, đường trắng 30g. Cho đậu xanh, bạc hà vào nồi đổ 1 lít nước đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã, lấy nước hòa với đường trắng, uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng làm mát cơ thể, chỉ khát.

Bài 2: vỏ dưa hấu (bỏ vỏ xanh, giữ lại cùi) 200g, kim ngân hoa 30g, đổ 1 lít nước đun sôi trong 30 phút, gạn bỏ bã lấy nước, hòa đường uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: bí đao 200g, gạo tẻ 100g, nấu cháo rồi cho ít muối hoặc đường tùy khẩu vị, ăn vào 2 bữa sáng và tối. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, chỉ khát.     

Theo BS.Nguyễn Thùy Hương
(Khoa Đông y - BV Bạch Mai)
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top