Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 trẻ tử vong vì tay - chân - miệng, 2 điều cha mẹ phải nằm lòng để con không thiệt mạng

Thứ hai, 19:25 01/10/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chỉ trong 2 tuần, cả nước có tới 5.000 ca mắc tay - chân - miệng, nâng tổng số ca mắc bệnh truyền nhiễm này lên hơn 53.500 ca, với 6 ca tử vong.

Bệnh tay - chân - miệng lan rất nhanh

Trong những tuần gần đây, tốc độ, số lượng ca mắc vì tay - chân - miệng trên cả nước tăng rất nhanh. Từ 7-13/9, cả nước ghi nhận 4.726 trường hợp mắc, tăng hơn 1.200 ca so với tuần trước đó (tăng 31,8%, số trường hợp nhập viện tăng 34,5%).

Tính đến giữa tháng 9, cả nước ghi nhận hơn 47.500 trường hợp mắc tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 23.344 trường hợp nhập viện.


Số lượng trẻ mắc tay - chân - miệng phải nhập viện ở TP HCM tăng 50% so với tuần trước đó.

Số lượng trẻ mắc tay - chân - miệng phải nhập viện ở TP HCM tăng 50% so với tuần trước đó.

Chiều 1/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Có nghĩa là chỉ trong 2 tuần, cả nước có tới gần 6.000 ca mắc tay - chân - miệng.

Một số tỉnh thành ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh chóng trong các tuần gần đây như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.

Tại TP HCM, theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đông dân nhất cả nước này, số ca nhập viện vì tay - chân - miệng tuần qua tăng 50% so với tuần trước đó. Số nhập viện trong 9 tháng đầu năm lên tới gần 3.600 ca.

Cùng ngày 1/10, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trước tình hình bệnh gia tăng phức tạp.

Các chuyên gia dự báo dịch bệnh TCM cả nước có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện bệnh chưa có vaccine phòng.

6 điều cần làm ngay để phòng bệnh tay - chân - miệng

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Các chuyên gia lưu ý, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám. Một dấu hiệu khác của bệnh tay-chân-miệng mà các bậc cha mẹ ít để ý, đó là trẻ giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Nếu thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 8 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 13 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top