Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chưa có quy định riêng về ĐTDĐ trong trường học

Thứ ba, 06:26 12/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Thực trạng học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học khá phổ biến gây ra nhiều tranh luận trong thời gian gần đây.

 
PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Mạnh - Phó vụ trưởng Vụ công tác Học sinh-Sinh viên (Bộ GD&ĐT) - về những vấn đề liên quan.
 
 
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng học sinh (HS) sử dụng ĐTDĐ trong các trường phổ thông, đặc biệt là trong giờ học?
- Trước tiên, không ai có thể phủ nhận được những tiến bộ cùng hiệu quả của công nghệ thông tin, điển hình là ĐTDĐ mang lại cho xã hội. Thông qua nó, chúng ta cập nhật thông tin, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, từ đó có những ứng xử đúng với thời đại... nhưng vấn đề ở chỗ, chúng ta sử dụng ĐTDĐ như thế nào cho đúng. Bất cứ ai sử dụng không đúng mục đích, đúng chỗ và phù hợp với hoàn cảnh thực tế sẽ gây ra ảnh hưởng đến người khác, có thể được coi là hành vi thiếu văn hóa.
 

Ông Nguyễn Đình Mạnh

Hiện nay, tỷ lệ HS sử dụng ĐTDĐ ngày càng cao, đặc biệt ở khu vực thành, thị, chủ yếu là cấp THCS và THPT. Việc lạm dụng ĐTDĐ trong lớp học khiến cho các em mất tập trung, hơn nữa còn ảnh hưởng chất lượng giờ học. Nhiều em còn sử dụng vào mục đích không lành mạnh như trêu trọc bạn bè, thầy cô, lén chụp ảnh, quay phim, ghi âm đưa lên mạng nhằm gây sự chú ý của dự luận, nhiều khi còn để lại hậu quả đáng tiếc...
 
Nói chung, HS mà sử dụng các phương tiện nghe, nhìn ảnh hưởng đến người khác, công việc chung của tập thể là hành vi đáng bị lên án, loại bỏ. Phải khắc phục để các em có được những ứng xử văn hóa phù hợp, hơn nữa quá trình học tập không bị ảnh hưởng từ những việc đó.

Các trường đang vướng trong việc lựa chọn hình thức kỷ luật đối với HS vi phạm sử dụng ĐTDĐ, vậy Bộ đã có những quy định hiện hành nào về các trường hợp đó, thưa ông?

- Bộ GD&ĐT đưa ra các văn bản chỉ đạo, khung hành lang pháp lí chính, còn việc triển khai cụ thể do các sở chỉ đạo tới trường của mình. Đối với trường hợp HS sử dụng ĐTDĐ trong trường, lớp học, hiện Bộ chưa có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề này như xử lý thế nào, triển khai ra làm sao... Nhưng, trong các văn bản hiện hành của Bộ có đề cập đến vấn đề này.
 
Giáo viên phải gương mẫu trước học sinh

“Tại Hà Nội, khu vực nội thành số lượng HS có ĐTDĐ ngày càng nhiều. Các em được bố mẹ trang bị ĐTDĐ để liên lạc với bố mẹ, bạn bè là rất hữu ích. Tuy nhiên, HS chưa ý thức sử dụng ĐTDĐ đúng mục đích, bên cạnh đó nhà trường cũng chưa thực sự quan tâm nên trường cấm, trường không. Trong khi đó Bộ, Sở chưa có quy định cụ thể xử lý vi phạm.
 
Theo đó, cần có biện pháp cụ thể như trong trường hay giờ học tuyệt đối không dùng ĐTDĐ. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên trao đổi trong việc giáo dục "văn hóa di động" cho các em. Bản thân giáo viên cũng phải nghiêm túc không được dùng ĐTDĐ trong lớp học để làm gương cho các em”.
 
Ông Nguyễn Thành Kỳ - Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT  Hà Nội)
Cụ thể, trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, điều 41 về các hành vi HS không được làm, trong đó có việc không được nghe, trả lời (sử dụng) ĐTDĐ trong giờ học, hoặc hút thuốc, uống rượu... khi đang trong giờ học, tham gia các hoạt động của nhà trường. Quy chế đánh giá, xếp loại HS cũng quy định, các lỗi hành vi sử dụng ĐTDĐ như vậy sẽ bị kỷ luật. Còn việc xử lý, kỷ luật cụ thể thì các sở triển khai theo sự chỉ đạo của Bộ, các đơn vị tự đưa ra hình thức kỷ luật.
 
Mặc dù chưa có chế tài cụ thể về sử dụng ĐTDĐ, nhưng trong các văn bản chỉ đạo lớn nhất là Điều lệ nhà trường, các văn bản chỉ đạo trong năm học đều nói về việc đảm bảo an ninh trật tự, và các hoạt động văn hóa trong nhà trường...

Việc dùng ĐTDĐ của HS là tất yếu, vậy đâu là những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này trong trường học, trong khi vẫn chưa có quy định riêng về việc này?

- Để làm được việc này, theo tôi cần có sự quan tâm, vào cuộc của nhiều người. Cá nhân các em phải nhận thức rõ sử dụng thế nào cho đúng lúc, đúng chỗ, không làm ảnh hưởng đến học tập, đạo đức, kỷ cương của nhà trường, những người xung quanh mình. Phụ huynh khi trang bị điện thoại cho con phải hướng dẫn các em sử dụng chúng đúng mục đích, cùng nhà trường quản lý hoạt động sử dụng ĐTDĐ, bởi mua điện thoại, trả tiền cước phí do phụ huynh đảm nhận, nên phải kiểm soát.
 
Cũng cần thêm những đối tượng khác trong xã hội như người thân, bạn bè... các em cũng phải phối hợp trong việc này. Ví dụ, trong giờ học, không nên gọi điện, nhắn tin cho các em. Đôi khi các em không sử dụng trong lớp học, nhưng khi người khác gọi điện, nhắn tin khiến các em phân tán tư tưởng, và có thể bị kỷ luật.
 
Theo tôi, công tác giáo dục vẫn là quan trọng nhất, bản thân nhà trường là đơn vị giáo dục định hướng cho các em. Còn những biện pháp, chế tài xử phạt chỉ là giải pháp tình thế. Điều cần làm vào lúc này là mọi người phối hợp với nhà trường cùng giáo dục cho các em biết sử dụng ĐTDĐ như thế nào, ở đâu, vào việc gì cho đúng.

Tiến bộ khoa học khiến ĐTDĐ có thêm nhiều tính năng như truy cập web, xem phim... chắc chắn mức độ ảnh hưởng với HS lớn hơn nếu không có biện pháp kịp thời. Vậy, sắp tới chúng ta cần đưa ra những quy định cụ thể nào?

- Bộ vẫn chưa có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể trong việc sử dụng ĐTDĐ trong các nhà trường, nhưng các sở phải luôn luôn chủ động, tích cực có chỉ đạo, triển khai các văn bản quy phạm với việc thực hiện các quy định của Bộ đề ra tới các nhà trường. Sở quản lý trực tiếp trường THCS, THPT nên nhiệm vụ của sở rất quan trọng cùng các hoạt động tăng cường giáo dục, các hành vi đạo đức lối sống, ứng xử của HS. Phải có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các em, ngoài việc nhắc nhở, giáo dục, động viên còn phải có các chế tài đủ sức răn đe đối với các hành vi dùng ĐTDĐ trong lớp học, sai mục đích trong nhà trường...
 
Nếu có quy định riêng việc HS sử dụng ĐTDĐ thế nào thì cũng phải bàn bạc thêm, dựa trên số liệu thống kê, khảo sát, mức độ ảnh hưởng trong nhà trường... Tôi nghĩ, việc này chắc chắn sẽ có nghiên cứu để đề ra các biện pháp trong thời gian tới.
 
- Xin cảm ơn ông!
 
Giáo viên bức xúc khi học sinh nghịch “dế”

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, ĐTDĐ hiện nay khá phổ biến trong học đường, nếu như trước đây chỉ vài em, thì nay hầu như HS bậc THCS, THPT có ĐTDĐ từ loại rẻ tiền cho đến loại đắt tiền. Bởi thế, việc ngăn cấm là khó có thể thực hiện được trong một sớm một chiều.
 
Bản thân HS, gia đình phải có nhận thức đúng trong việc sử dụng ĐTDĐ. Hiện nay, nhiều em biến ĐTDĐ thành công cụ trò chơi, nhắn tin, trêu trọc nhau trong giờ học… khiến nhiều giáo viên bức xúc vì làm ảnh hưởng nhiều đến lớp học. Các trường đều có nội quy, trong đó quy định rõ việc sử dụng ĐTDĐ trong lớp học sẽ bị phê bình, nhưng tùy từng trường, có trường làm mạnh, có trường chỉ nhắc nhở. Thực tế, hầu như không cấm được, bởi giờ quá nhiều em có điện thoại, trong giờ học hết em này lại đến em khác sử dụng vào việc riêng hay có người nhắn tin, gọi điện thoại tới, gây ảnh hưởng đến lớp học.
 
Việc sử dụng ĐTDĐ quá đà của các em ảnh hưởng lớn đến việc học tập, hầu như bị phân tán tư tưởng, không tập trung vào bài giảng, gây ồn ào, ảnh hưởng đến những người xung quanh, tạo ra thói quen phụ thuộc, thiếu tôn trọng hoạt động tập thể… Những HS hiếu động, nghịch ngợm rất hay dùng ĐTDĐ trong lớp, giáo viên kiểm soát chặt thì HS lại cho ĐTDĐ vào ngăn bàn để nhắn tin. Nhưng nhiều em cũng có ý thức tốt, tinh thần học tập nghiêm túc nên đã hình thành thói quen, trước khi vào lớp là tắt ĐTDĐ để tập trung học.
 
Nhiều em bị lệ thuộc vào ĐTDĐ, không thể rời chiếc máy điện thoại lúc nào, điều này có thể khiến các em gặp nhiều rắc rối. Ngay cả kỳ thi ĐH, CĐ quy định chặt chẽ cấm mang ĐTDĐ vào trong phòng thi, nhưng vẫn có nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, dù tắt máy nhưng khi giám thị phát hiện cũng bị đình chỉ thi. Chúng ta cũng phải làm cương quyết như vậy mới đủ sức răn đe.
 
Thực tế, phụ huynh mua điện thoại cho con nhằm quản lý con cái, liên lạc giờ giấc để đưa đón… nhưng nếu phụ huynh không có cách quản lý đúng mực sẽ rơi vào hoàn cảnh bất lực với chính con em mình. Cấp nhà trường cũng vậy, nhiều khi thu điện thoại cũng không phải là biện pháp triệt để, bởi trên thực tế nhiều em ngay sau đó đã được gia đình mua cái khác…
 
Do đó các gia đình cũng không nên chiều các em, nên hướng các em biết sử dụng ĐTDĐ đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích. Bộ GD&ĐT cũng như các cấp sở cần có một quy định chung để các em có nhận thức, tự giác hơn trong học tập.
 
Thanh Hằng

Ngô Quang Huy

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

Giáo dục - 19 phút trước

UBND TP.HCM phê duyệt đề án thành lập Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Thời sự - 42 phút trước

GĐXH - Công nhân mỏ khoáng sản Pù Sáp (xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) hằng ngày phải làm việc 6 tiếng trong hầm lò với sự nguy hiểm luôn rình rập.

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Pháp luật - 43 phút trước

Ngày 16/5, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đang tạm giữ hình sự T.Q.D (SN 1981, ngụ TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) để điều tra về hành vi xâm hại tình dục.

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Thời sự - 2 giờ trước

Xe ô tô biển xanh của Sở Tư pháp Khánh Hòa va chạm với xe bồn tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) khiến Giám đốc Sở và 3 người khác trên xe bị thương.

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, tại phố Kim Đồng đoạn giao với đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Hà Nội xuất hiện hàng rào thi công chiếm hơn nửa lòng đường, dài hàng trăm mét, gây ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, trong đó Tuấn Minh (sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh Đại học VinUni) trở thành người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này.

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trên đường trở về sau khi chấp hành án tù, nữ đạo chích đột nhập vào nhà dân tiếp tục trộm cắp tài sản.

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

Xã hội - 4 giờ trước

Từ 4h sáng, đoàn cán bộ, nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đã bắt đầu xuất phát từ Bình Dương, vượt hàng trăm cây số để đưa nước ngọt đến với người dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Trong chuyến đi này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát phối hợp cùng báo Công an TP.HCM trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt cho bà con.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, Thủ đô vẫn có mưa lớn và dông. Sau đó trời giảm mưa, có nắng đan xen.

Top