Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Bí quyết” thi tốt nghiệp THPT 2010: 2 ghi nhớ làm bài Ngoại ngữ

Thứ hai, 10:29 19/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Theo thầy Phạm Quốc Thành, Trung tâm Ngoại ngữ, ĐH KHXHNV (Đại học Quốc gia Hà Nội), điểm yếu của thí sinh (TS) khi làm bài thi môn Ngoại ngữ là vốn từ vựng kém, không nắm được các hiện tượng ngữ pháp. Do đó, các em làm bài thi không bài bản.

 
Học từ vựng
 
Điểm lưu ý đầu tiên của thầy Thành với các TS, muốn làm bài thi môn Ngoại ngữ tốt, trước hết phải học thật nhiều từ vựng, nắm nghĩa của từ khi dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Thông thường trong các đề thi hiện nay, khoảng 1/4 câu hỏi dành cho phần từ vựng, 1/4 số lượng câu dành cho phần ngữ pháp. Số câu hỏi còn lại yêu cầu kết hợp cả hai thể loại. Hầu hết các đề thi đều yêu cầu tìm cách đánh trọng âm. Do đó, các em phải biết cách phiên âm (phát âm) chuẩn để phát hiện ra câu sai trong các phương án mà đề thi đưa ra. Chẳng hạn, đề sẽ ra theo kiểu tìm cách phát âm của từ có cách phát âm khác với từ còn lại. Như thế, nếu phát âm kém, các em không thể phân biệt được từ nào đúng, sai trong các phương án đã cho.
 
Phần thi quan trọng thứ hai không thể thiếu là điền từ. Các em phải nắm được các thể loại từ. Chẳng hạn cùng một từ nhưng ở những câu khác nhau, từ đó có thể biến đổi thành danh từ, động từ hay tính từ. Có nhiều em nắm rõ ngữ pháp nhưng do không biết từ đó thuộc thể loại gì để đặt vào văn cảnh cho đúng. Nắm nghĩa của từ: Ví dụ, cho một câu trong đó phương án lựa chọn trắc nghiệm là 4 từ có nghĩa khác nhau. TS phải chọn từ phù hợp. Hoặc có thể cho một câu có từ trống. Phương án lựa chọn sẽ là một loạt từ giống nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Các em phải chọn từ nào không những đúng nghĩa mà còn hay nhất, lịch sự nhất. Ví dụ: “Chết” (die), không thể dùng khi nói một vị lãnh tụ nào đó “chết” mà phải dùng “qua đời”. Có thể nói “chiến sĩ hy sinh”, không thể dùng “toi mạng”...
 

Ngoài học tốt kiến thức, thí sinh cũng cần những “mẹo” làm bài thi. (Ảnh: CH)

 
Theo kinh nghiệm của thầy Phạm Quốc Thành, các câu thi trắc nghiệm hiện nay khác trước. Thông thường, đề thi hiện nay thường cho 1 trong 4 từ để lựa chọn và điền vào. Nếu tinh tế hơn thì đề cho các từ gần nghĩa, tức độ nhiễu cao hơn. Tuy nhiên, kiểu đề có độ nhiễu cao này thường khó và thường dành cho các đề thi ĐH, CĐ. Còn ở đề thi tốt nghiệp THPT, tuỳ thời gian của đề nhưng thông thường, có khoảng 10 câu, cả về phần trọng âm và phát âm. Còn ở đề thi ĐH, thường phân biệt trọng âm chứ không đòi hỏi cách phát âm. Phần chọn nghĩa của từ và thể loại từ, ở đề thi ĐH, khoảng từ 15-20 câu.  
 
Nắm cấu trúc ngữ pháp
 
Yếu tố thứ hai không thể thiếu ở một đề thi Ngoại ngữ là cấu trúc ngữ pháp. Với các loại tiếng có những lưu ý khác biệt nhưng phần lớn hiện nay TS thi tiếng Anh. Với ngôn ngữ này, các em cần nắm các thời của động từ, sự kết hợp các thời đấy và hàng loạt các chủ điểm ngữ pháp như: mạo từ, giới từ (động từ này đi với giới từ gì)... Nắm được các cấu trúc ngữ pháp, ví dụ: Câu điều kiện, câu gián tiếp. Phần thi này năm nào cũng có trong các đề thi nhưng không cố định số lượng câu. Các em cũng học từng hiện tượng của ngữ pháp, sự kết hợp tất cả các hiện tượng ngữ pháp, chẳng hạn: Trong câu điều kiện, trong câu gián tiếp, cách sử dụng và kết hợp với các giới từ...
 
Ở phần thời của động từ, TS cần nắm một số thời căn bản như: Thời hiện tại, hiện tại thường, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn. Thời quá khứ, các em cần nắm: Quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn (thời này thường ít dùng hơn). Thời tương lai có: Thời tương lai gần, tương lai hoàn thành. Thông thường, các câu hỏi sẽ ra từng thời riêng. Nhưng cũng có thể trong một đoạn văn, sẽ có sự kết hợp giữa các thời với nhau. Đây là câu hỏi nâng cao hơn nhưng thông thường, thi tốt nghiệp luôn có. Vì vậy, các em cần nắm các dấu hiệu nhận biết của các thời, lúc nào dùng hiện tại, lúc nào dùng quá khứ hoặc thời khác. Ngoài ra, ở Tiếng Anh, các em cần nắm những thứ không quy tắc. Chẳng hạn, động từ có đến hàng trăm động từ bất quy tắc các em cần phải nhớ.
 
Tóm lại, theo kinh nghiệm của thầy Phạm Quốc Thành, ở đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ, thường có kiểm tra nghe đọc, đọc hiểu, điền từ, viết lại câu giống với nghĩa câu gốc. Ở phần này, có thể cho một nhóm từ để dựng câu đúng nhất, hay nhất. Hoặc, có thể đề đã dựng sẵn các câu. Các câu này đều đúng nhưng có câu dài, câu ngắn, câu hay, câu dở. Trường hợp này, TS cần tỉnh táo để chọn câu hay nhất (đúng nhưng ngắn gọn, súc tích). Thông thường, đề thi tốt nghiệp thường ít có các câu hỏi liên quan đến dịch từ Anh sang Việt và ngược lại.
 
“Chiến thuật” xử lý đề Ngoại ngữ
 
Học tốt kiến thức chưa đủ, đôi khi các thí sinh (TS) cần có một số “chiến thuật” trong kĩ năng làm bài để không mất thời gian, nhất là đề thi trắc nghiệm.
 
Làm câu chắc chắn đúng trước
 
Kinh nghiệm mà thầy Phạm Quốc Thành đưa ra khi TS làm bài thi trắc nghiệm Ngoại ngữ, trước hết, các em cần đọc lướt đề thi một lần. Thấy câu nào chắc chắn đúng, các em làm luôn- trừ phần đọc hiểu. Điều này giúp các em không cảm thấy hối tiếc khi hết thời gian mà câu dễ vẫn chưa làm xong. Sau đó, các em quay lại những câu còn hơi nghi ngờ và phải có quyết định nhanh. Câu nào không khả thi, quá khó hoặc toàn từ mới, phức tạp, các em có thể bỏ qua. Các em không nên dành quá nhiều thời gian cho nó để dành cuối giờ quay lại làm tiếp. Khi làm những câu khó vào cuối giờ, nếu không có phương án đúng, các em đừng bỏ trống mà hãy chọn một câu tin tưởng nhất. Biết đâu, trong số những câu chọn ngẫu nhiên đó, sẽ có câu trả lời đúng.
 
Ở bài đọc hiểu thường có hai dạng: Dạng điền từ và đọc hiểu để trả lời câu hỏi. Kinh nghiệm mà nhiều TS không thể ngờ khi làm bài thể loại này là “chiến thuật” đọc câu hỏi trước, sau đó mới đọc nội dung bài để phân loại và trả lời. Ở dạng điền từ, các em đọc và chọn từ chắc chắn đúng để điền ngay. Sau đó, mới quay lại từ khó. Còn dạng trả lời câu hỏi, các em nên đọc kĩ câu hỏi xem đề bài yêu cầu điều gì để trả lời sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Chẳng hạn đề bài ra: “Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1800”. Câu hỏi đặt ra: “Đến năm 1815, A bao nhiêu tuổi?”. Như vậy, các em không cần biết ông ấy sinh ra ở đâu, cha mẹ thế nào mà chỉ tập trung tính xem, từ năm 1800 đến 1815, A bao nhiêu tuổi. 
 
Hoặc ở đề thi tốt nghiệp dành cho học sinh phổ thông, thông thường đề yêu cầu tổng hợp từ đầu đến cuối xem đoạn văn đó nói gì. Ở dạng đề này, các em cần phân biệt xem ý nghĩa tổng quát mà đoạn văn muốn nói, tránh nhầm lẫn với các chi tiết gây “nhiễu” mà bài viết đề cập tới.
 
Đọc lại các bài khoá trong SGK
 
Về kinh nghiệm học thi tốt nhất với môn Ngoại ngữ, thầy Thành cho rằng, các em nên ngày nào cũng tạo thói quen học Ngoại ngữ vào một thời điểm nhất định sẽ nhớ nhanh hơn dừng vài ngày rồi học cật lực trong vài tiếng. Mỗi ngày, các em chỉ học khoảng 5 từ mới, sẽ quên 3 và nhớ được 2 từ. Như vậy, các em đã có vốn từ kha khá.  
 
Đối với TS sắp thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ, tốt nhất các em đọc kĩ lại các bài khoá trong chương trình phổ thông từ lớp 10- lớp 12. Từ nào không nhớ, các em xem lại phần giải nghĩa từ vựng ở cuối SGK để tập dịch sang tiếng Việt. Ngoài ra, các em nên làm lại tất cả các bài tập đã học trong SGK. Cách học này giúp các em nhớ nhanh hơn là tìm một bài mới để học. Về phần ngữ pháp, có thể các em mua một cuốn sách hệ thống ngữ pháp của chương trình phổ thông để xem lại cho bài bản.        
 
Hạnh Nguyên
 
 
Lương Mỹ
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 7 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình phá bỏ công trình để lấy sắt vụn, ông T. bất ngờ bị phần mái công trình đổ sập khiến nạn nhân mắc kẹt. May mắn sau đó, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu ra ngoài và chuyển đến bệnh viện.

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 8 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 8 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 9 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 10 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 11 giờ trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top