Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp người bị phỉ treo giải chặt đầu

Chủ nhật, 07:34 19/07/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Chiến tranh đã qua đi, miền biên thùy cực Bắc của Tổ quốc còn vương vấn những hoài niệm mà ông không có cách gì quên được.

Đồng đội ông ngã xuống, máu đổ bên vách đá. Ông và những người còn sống, lê những bước nặng trịch trên sườn núi, mắt khô, lòng đau… nhặt xác đồng đội rồi vùi sâu vào lòng núi. Núi đá cao nguyên bao dung, chở che ông, bảo bọc và nuôi dưỡng ý chí chiến thắng quân thù. Tôi kiên trì “mai phục” để được nghe ông kể chuyện giáp mặt những tên phỉ đã treo giải lấy đầu ông.
 
“Ruồi vàng, bọ chó, gió Săm Pun”
 

Đại tá Nguyễn Xuân Hồng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang nặng tình với trẻ em nghèo Hà Giang. Ảnh: TH


Ông là Đại tá Nguyễn Xuân Hồng -  Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang. Tháng 8/1975, Đại tá Hồng được “điều” lên công tác ở Đồn biên  phòng Săm Pun (tên cũ là đồn công an Săm Pun). Trụ sở đồn là tòa nhà do thực dân Pháp xây dựng năm 1888. Tòa nhà này được xây hoàn toàn bằng đá, rất kiên cố, vững chãi. Quanh ngôi nhà bằng đá khổng lồ, trang bị 5 lô cốt bằng đá và rất nhiều hầm pháo. Mỗi phòng ở đều được thiết kế lò sưởi. Tường nhà dầy 50cm, bằng chất liệu đá với bê tông cốt thép... tưởng như không súng đạn nào xuyên thủng nổi.
 
Hồi đó, Săm Pun chưa có đường đi, ông và những đồng đội phải đi bộ ròng rã mất mấy ngày, men theo lưng núi (cách mặt biển gần 2.000m) mới đến được đơn vị công tác. Săm Pun trong đêm mùa đông thực sự giá buốt, cái gió hun hút sâu thẳm, kéo theo tiếng rít gào của gió núi... khiến ông nao núng. Ông hiểu, người Pháp tự dưng lại kỳ công xây mỗi phòng một chiếc lò sưởi bằng đá...

Lẻo Sình Lèng, người thanh niên dân tộc Hán, ít hơn ông vài tuổi, nhà ở gần đồn, vừa là bạn thân, vừa là “cơ sở” vô cùng tin cậy của ông. Lèng từng cảnh báo: “Săm Pun là mảnh đất dữ, khí hậu khắc nghiệt, cán bộ mà ở đây lâu cái da tự khắc tím ngắt vào, xấu lắm”. Ông không mấy để ý đến lời của Lèng, nhưng thời gian đã trả lời tất cả. Đúc kết: “ruồi vàng, bọ chó,  gió Săm Pun”, từ lâu đã lan truyền trong nhân gian quả không ngoa. Những ngày mới nhận nhiệm vụ làm cán bộ phiên dịch, chuyên làm thủ tục xuất, nhập cảnh chính là cơ hội để ông “làm thân” với cư dân biên giới -  những người vốn có quan hệ thân tộc rất chặt chẽ giữa hai nước Việt – Trung. Nhiệm vụ đòi hỏi ông phải hòa mình vào quần chúng, cần được dân tin yêu... Phải ở với dân thật thà với cái tâm của mình, lấy dân làm chỗ dựa chính trị. Ở Săm Pun không lâu sau, ông được bà con yêu mến hết mực. Miếng ngon cùng hưởng, đói rét chung chăn...

Khi chiến tranh biên giới nổ ra, vào tháng 2/1979, tất cả đều được chứng minh, “lấy dân làm gốc” đã trở thành chân lý bất hủ. Giặc nhăm nhe muốn xâm lăng biên giới. Đồn Biên phòng Săm Pun dù được làm bằng đá kiên cố cũng bị pháo giặc phá hủy. Mấy lần chuyển trụ sở, xây đồn mới đều bất thành... Tất cả đều đổ nát dưới làn pháo ác liệt của quân thù. Toàn bộ Ban chỉ huy đồn và các chiến sĩ, đồng đội của ông đều ngã xuống anh dũng. Mỗi sáng thức giấc, ông nhận ra là mình còn sống thêm được một ngày nữa. Mấy khung đồn là hàng trăm đồng đội của ông đã chết vì đạn, pháo, hoặc bị bọn phỉ giết hại. Những năm gắn bó ở nơi này, biến họ trở thành máu thịt của ông. Nên khi phải chôn vùi xác đồng đội trong lòng núi, ông đã đau đớn, nước mắt chảy ngược vào tim, ứ tràn, buốt nhói.

Thuần phục “sói hoang”

Ông đang kể cho tôi nghe về kỷ niệm đàm phán cột mốc biên giới số 5 ở huyện Xín Mần.

 
Chiến tranh diễn ra ở Săm Pun cứ dai dẳng diễn ra trong hàng chục năm ròng. Trong gần 10 năm ấy, ông vững tin, can đảm trước súng đạn và cái chết. Cũng trong thời gian đó, ông trở thành người lính có bản lĩnh vượt trội và trở thành chỉ huy đồn Săm Pun. Đồng nghĩa với trách nhiệm đó, ông trở thành mục tiêu muốn “khử”, thuộc hàng số 1 của bọn “giặc cỏ” (phỉ - phản động). Ông chỉ huy bắt nhiều đồng bọn phỉ, tính mạng ông ngày càng ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng lạ thay, càng như thế ông lại càng không biết sợ là gì?
 
Trong lũ phỉ, có nhiều người cùng nguồn cội dân tộc Việt. Nghĩ thế, ông không nghĩ “thanh trừng” chúng bằng mọi giá  mà khi có cơ hội là cảm hóa, thuần phục nhiều đối tượng phỉ sừng sỏ - phản động nguy hiểm. Bọn chỉ huy thế lực thù địch, phỉ đã loan tin trong thiên hạ: “Đứa nào lấy được đầu ông Hồng, sẽ được trả với giá 50.000 nhân dân tệ”. Hồi đó tiền có mệnh giá cao lắm, số tiền ấy đủ cho cả  gia đình sung túc một đời.

Ông Hồng đã thoát chết, chính là nhờ những lí lẽ tưởng chừng giản đơn, nhưng lại là chân lý sống trong thế chiến ác liệt ấy. Phỉ trở thành cơ sở, cung cấp cho ông những thông tin quan trọng. Khi ông dùng ánh mắt bao dung, sự chân thành, thẳng thắn, dùng lòng tốt để “bồi” cho những người lầm lỡ niềm tin, lý tưởng sống... họ trở thành người bị khuất phục hoàn toàn. Nguồn tin cơ sở cho biết, một tên phỉ đầu sỏ muốn lấy đầu “ông Hồng”, nên ông đã quyết tâm tìm đến tận nơi để “hỏi thăm” hắn,  trước khi hắn tìm được cơ hội để “lén lút” thăm ông.
 
Những người thân nghe chuyện đó, đều ra sức can ngăn, nhưng không ăn thua, một khi ông đã quyết. Lẻo Sình Lèng cũng can, Lèng cử  nhiều người đi theo ông chuyến ấy, bạn tỏ ra  lo lắng quá cho mình, khiến ông bật cười và bảo: “Rồi đấy ông xem. Nó sẽ  không giết một người như tôi đã chủ động, thiện chí đến bắt chuyện, làm thân với nó...”. Ông quyết đi, Lẻo Sình Lèng đi theo, cầm theo chai rượu, thỉnh thoảng ngửa cổ lên trời, nốc một vài hụm để lấy thêm dũng khí. Nhưng ông lạc quan, ông thấy Lẻo cũng đáng yêu ngay cả trong sắc thái biểu cảm của một khuôn mặt sợ sệt.

Tên phỉ muốn lấy đầu ông thoáng sững sờ khi nhìn thấy mặt “đối thủ đáng gờm”, xuất hiện trước cửa nhà mình. Ông cười thật tươi, dùng tay vỗ mạnh vào vai hắn. Cái vỗ vai lắc lắc đầy tình cảm ấy như luồng điện, nhoằng chạy qua cơ thể hắn. Luồng điện khiến hắn trở nên gần gũi hơn với ông. Lẻo Sình Lèng bước vào đúng lúc, tay cầm chai rượu... Ông nhanh tay giật chai rượu từ tay Lèng và nói: “Tôi có chai rượu ngon, mang sang đây uống với anh vài chén, hôm nay chúng ta say tình, say nghĩa, chứ không làm việc gì cả...”.
 
Thế là cả ba bù khú với chai “rượu xếch”, chẳng có mồi nhắm. Ông chẳng say, nhưng cũng vờ ngà ngà để thăm dò đối phương. Hôm đó ông ra về an toàn, thuần phục hoàn hảo tên “sói hoang” muốn ăn thịt mình, vũ khí chỉ bằng gần nửa chai rượu trắng. Không lâu sau, chính tên phỉ ấy cho ông biết, trong chén rượu mà hắn định mời ông uống đã có độc. Ai ngờ đâu, ông nhanh tay hơn, hất chén rượu độc đi, mời hắn uống rượu ngon của mình? Hắn phục ông lắm, không bao giờ có ý nghĩ phản bội lại niềm tin của ông nữa...

Bình yên nhưng có “bão lòng”

Ông Hồng gặp lại những người dân năm xưa.

Trao nhà tinh nghĩa cho dân nghèo ở các xã biên giới. Ảnh: TT

 
Sống ở Săm Pun lâu, ông thuộc từng mỏm đá, tất cả đều rất đỗi thân quen.  Mãi về sau, những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đường lên Săm Pun mới bắt đầu được khai phá trên lưng chừng núi. Con đường ấy không thể đi được bất cứ loại phương tiện nào, ngoài việc đi bộ. Ông Hồng và những đồng đội, cùng bà con Săm Pun – Xín Cái không sợ cái rét nhức buốt từng thớ thịt, bằng sợ cái đói. Ra trung tâm huyện Mèo Vạc mà “cõng” gạo vào Xín Cái cũng mất cả ngày đêm leo núi. Bộ đội và dân dựa vào nhau mà sống qua những tháng ngày gian truân, khổ nhọc.

Mãi cho đến năm 1988 các tổ chức cầm đầu phỉ bắt đầu tan rã hoàn toàn. Ông nhận lệnh chỉ huy, tiếp tục tiến hành củng cố, xây dựng cở sở chính trị ở địa phương. Những tưởng cuộc đời ông sẽ bị chôn vùi ở đất Săm Pun, nơi mà nghĩ đến chuyện có đường điện lưới, đường ôtô vào tận nơi, giống như chuyện khoa học viễn tưởng. Thêm hàng chục mùa đông băng giá, ở Săm Pun đời ông nhiều lần được thấy tuyết rơi, đói, rét... Nghĩ đến người vợ ở quê nhà đằng đẵng bao năm chịu đựng, gối chiếc cô quạnh, nuôi con một mình, ông thấy những gian khổ của chính ông âu cũng là thường tình. Vẫn miệt mài như con ong, cần cù, mẫn cán với công việc của một anh trưởng đồn biên phòng nơi cực Bắc tổ quốc. Gian khổ không thể nói hết bằng lời. Ông đã gắn bó với những người dân biên giới như ruột non với ruột già của mình vậy.

Sau này về tỉnh Hà Giang, vị trí quản lí xã hội được nâng lên, mỗi khi nhớ về  miền biên thùy cực Bắc, với bạt ngàn trời xanh, núi đá chạm mây... những địa danh như Săm Pun, Trà Mần, Xín Cái, Lũng Làn, Mỏ Phàng, Nho Quế, Mã Pí Lèng, Cua Há Mồm (khúc cua có gió lạnh đến nỗi ai đi đến đó cũng phải bất giác mở miệng kêu ca)... Tất cả đều đã in hằn sâu đậm trong tâm trí ông. Những hoài niệm của một thời ông cùng đồng đội cầm súng, dùng ý chí quyết giữ từng tấc đất biên thùy, vẫn luôn ùa về, ám ảnh ông hằng đêm. Cái nghèo của bà con Xín Cái, Săm Pun... mà ông chứng kiến mỗi khi trở lại, ám ảnh như cơn bão cứ cuộn lên trong lòng ông vậy. Vì lẽ đó, ông phát động trong toàn bộ lực lượng biên phòng Hà Giang, luôn luôn tận tụy với nhân dân, lấy dân làm gốc để hoàn thành nhiệm vụ chính trị...

Trước khi gặp ông, tôi đã được nghe kể về ông với những đóng góp, tấm lòng sâu nặng với đồng bào biên giới... Nhưng khi trực diện với ông, tôi lại bị ông khuất phục bằng chính sự giản dị, kín đáo toát ra từ trong ánh mắt, nét mặt của một người lính nghiêm nghị. Những huân chương, bằng khen, những phần thưởng cao quý trong quân đội mà ông được tặng, treo ở vị trí trang trọng trong phòng làm việc trên cơ quan Bộ chỉ huy biên phòng. Nhưng tôi dừng mắt, mê mẩn chiếc ấm đất phủ màu thời gian, ông để trên chiếc giá góc, cạnh bàn uống nước, nơi người ta thường để lọ hoa, hoặc để những thứ quan trọng, nhìn vào đó để thư thái tâm hồn... Chiếc ấm ông mang về từ Săm Pun, kỷ vật quan trọng giúp ông ấm lòng mỗi khi tuyết rơi, băng giá...

Bây giờ vẫn vậy, mỗi năm người lính ấy chỉ dành cho gia đình được chưa đầy 1 tháng. Vẫn biết người vợ của lính vốn chịu nhiều hy sinh, nhưng người vợ của “anh” lính Nguyễn Xuân Hồng, trong 35 năm qua, hiểu hơn ai hết: “Chồng tôi sống một cuộc đời giản tiện mọi nhu cầu của mình, vì mọi người, vì đất nước. Đó là lí do mà tôi lại cho những người con trai của mình đi lính”.
 
Thu Hoài
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi tháng 2/2024 âm lịch tuổi Mùi dự báo thích hợp để làm việc này?

Tử vi tháng 2/2024 âm lịch tuổi Mùi dự báo thích hợp để làm việc này?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Xem tử vi tháng 2/2024 tuổi Mùi âm lịch, vận khí của con giáp này được dự báo sẽ tăng mạnh trong tháng Đinh Mão này. Tháng này rất thích hợp để làm điều này.

TPHCM phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, 6, 10 năm học 2024-2025

TPHCM phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, 6, 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 1 giờ trước

UBND TPHCM đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2024-2025.

Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025?

Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: "Dự kiến 2025 sẽ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. Khi đó Bộ sẽ nêu quan điểm, lấy ý kiến nhân dân và các cơ quan để lên phương án trình Quốc hội".

Chỉ cần IELTS 4.5 bạn có thể du học Úc dễ dàng

Chỉ cần IELTS 4.5 bạn có thể du học Úc dễ dàng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Du học Úc thu hút nhiều học sinh quốc tế trên toàn thế giới, đặc biệt là các du học sinh Việt Nam. Với bằng cấp đa dạng được công nhận trên toàn thế giới, và luôn tạo điều kiện giúp du học sinh có thể học tập được tốt nhất.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được dẫn tới tòa, hàng nghìn nhà đầu tư cùng đội mưa đến tham gia phiên xét xử

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được dẫn tới tòa, hàng nghìn nhà đầu tư cùng đội mưa đến tham gia phiên xét xử

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Được triệu tập đến phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh với tư cách người bị hại, ngay từ sớm đã có rất đông các nhà đầu tư đội mưa đến làm thủ tục tham dự.

Tại sao Thanh Hóa loại 70 dự án bất động sản?

Tại sao Thanh Hóa loại 70 dự án bất động sản?

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Tỉnh Thanh Hóa đưa ra khỏi kế hoạch 70 dự án chưa đủ cơ sở và tính khả thi, với diện tích 1.896,47ha.

Tin vui cho hàng triệu thí sinh muốn vào ngành công an

Tin vui cho hàng triệu thí sinh muốn vào ngành công an

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an thông báo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 vào ngành. Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển từ nay đến hết ngày 23/4/2024.

Tạm giữ hình sự 4 phụ nữ chuyên lừa tiền của người cao tuổi

Tạm giữ hình sự 4 phụ nữ chuyên lừa tiền của người cao tuổi

Pháp luật - 2 giờ trước

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã dùng thủ đoạn tìm những người cao tuổi, người dân tộc thiểu số làm nghề bán hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hàng nghìn bị hại tới dự phiên tòa Tân Hoàng Minh

Hàng nghìn bị hại tới dự phiên tòa Tân Hoàng Minh

Pháp luật - 2 giờ trước

Từ sáng sớm nay, 19/3, hàng nghìn bị hại đã đổ về trụ sở TAND TP Hà Nội để làm các thủ tục tham dự phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh.

Hà Nội thu phí trông xe không dùng tiền mặt từ 1/4

Hà Nội thu phí trông xe không dùng tiền mặt từ 1/4

Đời sống - 3 giờ trước

Thay vì mốc 1/5 như thông báo ban đầu, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành, quận huyện thực hiện thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt từ 1/4.

Top