Hà Nội
23°C / 22-25°C

Yếu tố tình thân trong các vụ bắt cóc trẻ em rúng động

Chủ nhật, 06:27 08/10/2023 | Pháp luật

Những vụ bắt cóc trẻ em mang yếu tố tình thân là có mối quan hệ, hiểu điều kiện gia đình nạn nhân, khi thực hiện thường rơi vào hoàn cảnh nợ nần, tính quẩn và biết nếu bắt cóc sẽ đòi được tiền chuộc cao.

Vụ bé gái 3 tuổi bị bạn của bố bắt cóc đòi 2 tỉ tiền chuộc: Chuyên gia phân tích giải pháp để bảo vệ trẻ em?Vụ bé gái 3 tuổi bị bạn của bố bắt cóc đòi 2 tỉ tiền chuộc: Chuyên gia phân tích giải pháp để bảo vệ trẻ em?

GĐXH - Sau khi bắt cóc bé gái 3 tuổi ở Long An, đối tượng đưa nạn nhân đến một khách sạn ở TPHCM thuê phòng. Sau đó, nghi phạm để lại cháu bé tại khách sạn, đón xe khách lên Lâm Đồng nhằm lẩn trốn thì bị bắt giữ.

Trao đổi với PV VietNamNet , PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc Gia Hà Nội) cho biết: “Tình trạng bắt cóc trẻ em không phải xảy ra ở thời điểm này, mà đã xảy ra từ lâu rồi. Mục đích của bắt cóc trẻ em là chiếm đoạt tài sản và giải quyết mâu thuẫn hoặc bị dụ dỗ lôi kéo gì đó..."

Tuy nhiên, việc bắt cóc trẻ em chủ yếu là chiếm đoạt tài sản và giải quyết mâu thuẫn. Để đạt được mục đích và hành vi, đối tượng thường hành động có tính chất nguy hiểm, manh động và rất nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người, nên bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc... Chính vì vậy, các đối tượng bắt cóc trẻ em thường chuẩn bị rất kỹ về kế hoạch, phương thức, công cụ, phương tiện.

Theo PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, các đối tượng còn lên dự kiến về đường đi, nước bước, cách gây áp lực với gia đình nạn nhân, để đòi tiền chuộc... đưa các cháu (con tin - PV) đến chỗ nào để đảm bảo an toàn cho đối tượng bắt cóc, không bị phát hiện, không bị xử lý. Và cuối cùng là để đạt được mục đích lấy tiền chuộc hoặc trả thù với gia đình nạn nhân.

Yếu tố tình thân trong các vụ bắt cóc trẻ em rúng động - Ảnh 2.

Nghi phạm Nguyễn Thanh Sơn (34 tuổi), bắt cóc cháu bé 3 tuổi, là con của bạn. Ảnh: CACC

Các hình thức bắt cóc trẻ em cũng rất nhiều như: Mua bán người, đòi tiền chuộc, mâu thuẫn cá nhân, làm con nuôi, bán ra nước ngoài.

Nắm được những thông tin nêu trên, đối tượng mới tiếp cận các cháu (con của nạn nhân - PV) một cách thuận lợi nhất, an toàn nhất. Đồng thời, đối tượng cũng biết kinh tế của gia đình các cháu, để mà đòi tiền chuộc. Nếu gia đình nhà anh A. rất nghèo, đối tượng bắt cóc để làm gì?.

Ngoài ra, đối tượng còn tìm hiểu rất kỹ các điều kiện đáp ứng của gia đình các cháu, để đặt ra yêu cầu đòi hỏi. Những vụ như vậy, đa phần có biết nhau, có thông tin về kinh tế, đời sống sinh hoạt giữa nạn nhân và đối tượng.

PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn cũng nêu, ở đây, không có chuyện những người thân lại bắt cóc con, cháu, chắt của họ. Tình thân trong những vụ bắt cóc là khi đối tượng đã rơi vào hoàn cảnh nợ nần như Giáp Thị Huyền Trang, bắt cóc bé 2 tuổi, nên tính quẩn và biết được kinh tế của gia đình bé 2 tuổi, nếu bắt cóc sẽ đòi được tiền chuộc cao.

"Khi đối tượng liều lĩnh, họ nghĩ ngay đến việc bắt cóc trẻ em để giải quyết vướng mắc về nợ nần... nên tiếp cận nạn nhân và ra tay hành động”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn nói.

Yếu tố tình thân trong các vụ bắt cóc trẻ em rúng động - Ảnh 3.

Hình ảnh về Giáp Thị Huyền Trang khi bắt cóc bé 2 tuổi. Ảnh CACC.

Theo PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, trong tội phạm học ở trong nước và thế giới, chưa có nghiên cứu nào về đối tượng bắt cóc trẻ em lại là người thân mà vấn đề chính là phương thức, thủ đoạn của tội phạm. Yếu tố tình thân ở đây là có quan hệ gần gũi, thân thiết với gia đình của các cháu. Đó chính là cách thức để đối tượng tiếp cận, nắm bắt, che giấu phương tiện thủ đoạn tốt hơn.

Không chỉ có vậy, đối tượng bắt cóc đưa ra yêu cầu, yêu sách, sử dụng các cháu tốt hơn, nên rất thuận lợi khi gây án. Thường đối tượng gây án có nhu cầu rất cao về kinh tế và có mâu thuẫn với gia đình nạn nhân, nên nảy sinh vấn đề bắt cóc.

Tình thân là nắm được gia đình các cháu có kinh tế, tiếp cận các cháu, điều hướng các cháu đi đến các địa bàn khác dễ hơn. Thầy cô giáo dễ bị đánh lừa hơn. Tất cả những nội dung nói trên là hành vi che giấu tội phạm và thực hiện hành vi tội phạm tốt hơn. Đồng thời gây áp lực gia đình các cháu, để đạt được mục tiêu của mình đề ra tốt hơn.

"Loại tội phạm bắt cóc trẻ em chỉ có mẫu số chung nó là như vậy, không có gì khác so với trước đây và hiện tại cũng như sau này", PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn nhìn nhận.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi chat sex với cô gái quen qua mạng, anh X. (ở Hà Nội) đã bị đe doạ, tống tiền 200 triệu đồng.

Bị từ chối khi xin 10.000 đồng, thanh niên chém chết bố dượng

Bị từ chối khi xin 10.000 đồng, thanh niên chém chết bố dượng

Pháp luật - 4 giờ trước

Đi nhậu về, giữa A Tri và cha dượng xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau. Sau đó, A Tri xin cha dượng 10.000 đồng để mua thuốc lá không được nên lấy dao rựa chém 5 nhát khiến nạn nhân tử vong.

Bị vợ tát, người đàn ông dùng dao đâm vợ rồi tự sát

Bị vợ tát, người đàn ông dùng dao đâm vợ rồi tự sát

Pháp luật - 7 giờ trước

Sau khi đập bể kính chắn lên cầu thang, người đàn ông bị vợ chửi bới, tát 2 cái nên bực tức dùng dao đâm vợ rồi tự sát bất thành.

Sự thật bất ngờ nam thanh niên giao hàng 'bịa chuyện' bị đánh ngất, cướp tài sản trong đêm

Sự thật bất ngờ nam thanh niên giao hàng 'bịa chuyện' bị đánh ngất, cướp tài sản trong đêm

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Do không có tiền để trả nợ, Đỗ Văn Đ. đã bịa chuyện bản thân bị một nhóm thanh niên lạ mặt đánh ngất để cướp tiền giao hàng cũng như tiền lương của mình. Tuy nhiên, sau đó nam thanh niên này đã đến cơ quan công an thừa nhận việc mình báo tin giả.

Bắt tạm giam một Vụ trưởng Vụ pháp chế về tội 'Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước'

Bắt tạm giam một Vụ trưởng Vụ pháp chế về tội 'Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước'

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội bắt tạm giam về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 20 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Lên mạng đăng ký giải chạy Marathon cho cháu, người phụ nữ nhiều lần bị yêu cầu nộp tiền vào tài khoản. Theo đó, số tiền bị lừa lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Top