Hà Nội
23°C / 22-25°C

Y đức - cái gốc của người thầy thuốc

Thứ ba, 08:01 27/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - “Lương y như từ mẫu” - người thầy thuốc đồng thời phải như người mẹ hiền. Lời dạy của Bác Hồ là kim chỉ nam để người thầy thuốc luôn nâng cao y đức. Đồng thời nó cũng là thước đo về tấm lòng tận tụy vì người bệnh mà người dân trông đợi ở đội ngũ này.


Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.     Ảnh: Chí Cường

Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Y đức là cái gốc

Y đức - tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh đã được các bậc danh y ngày xưa đề cao và trở thành những tấm gương mẫu mực cho những người thầy thuốc ngày nay. Đặc biệt, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến y đức – coi đó là đạo đức cần phải có của người thầy thuốc cách mạng, vì dân.

Trong 20 năm (từ 1947 - 1967), Bác Hồ đã có tới 25 bức thư gửi ngành Y tế, thương binh – xã hội. Tháng 3/1948, trong thư gửi Hội nghị Quân y, Bác nhắn nhủ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: “... Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y như từ mẫu”... Không chỉ thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, Bác còn nhắc nhở những người thầy thuốc về sự quan trọng của họ đối với nhân dân, với đất nước: “... Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” (Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2/1955).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức đã trở thành nền tảng đạo lí của người thầy thuốc, là cốt lõi tư tưởng của mọi hoạt động xây dựng và phát triển của ngành Y. Tuân theo lời dạy của Người, nhiều tấm gương làm việc quên mình, xả thân vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân như các GS, BS Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ... Họ đã trở thành niềm tự hào của ngành Y tế, được nhân dân quý trọng và ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những thành tựu và sự hi sinh thầm lặng của biết bao người thầy thuốc, vẫn còn những hiện tượng tắc trách, cửa quyền, chạy theo mặt trái của đồng tiền… làm giảm sút lòng tin của xã hội, của người bệnh. Ngành Y đã và đang nỗ lực để giải quyết sự bất cập này.

Y đức không ở đâu xa

Lâu nay, có những người nghĩ rằng, y đức là cái gì đó rất to tát, rất cao xa. Nhưng với những người thực sự vì người bệnh thì y đức không ở đâu xa, nó là những việc diễn ra hằng ngày, hằng giờ tại các bệnh viện, phòng khám - nơi bác sĩ, y tá và người bệnh gặp gỡ hàng ngày. Theo cách được hiểu đó thì y đức chính là thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ đối với người bệnh và thân nhân họ.

Theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, trong các quy tắc ứng xử về y đức, ngoài vấn đề chuyên môn thì văn hóa ứng xử giữa thầy thuốc - bệnh nhân - người nhà của họ có vai trò quan trọng. Hành vi của người thầy thuốc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Có người cho rằng mình đang khám chữa bệnh cho người khác, mình là người có nhiều “quyền lực”, do đó một số cán bộ y tế dễ lạm dụng điều này.

Ở trên các diễn đàn mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, vấn nạn phong bì được nhiều người bày tỏ quan điểm bức xúc, cho rằng đó là sự “thất đức”. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, việc sử dụng phong bì là do người bệnh làm “hư” y bác sĩ. Thậm chí có người còn nhận định, việc sử dụng phong bì là “bệnh” của nhiều người khi muốn làm việc gì cũng nhanh và theo được ý mình. Ngành nghề nào cũng cần phải có đức chứ không riêng gì ngành Y. Tuy nhiên ngành Y là một ngành rất nhạy cảm vì đối tượng chăm sóc là con người nên nó dễ bị đánh giá và dễ bị “xúc phạm”. Những đối tượng bị lên án nhiều khi chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến cả đội ngũ những người hết lòng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có rất nhiều bác sĩ đang ngày đêm vất vả, giành giật sự sống cho bệnh nhân, thậm chí hi sinh cả những điều thường nhật trong cuộc sống hàng ngày. Đối mặt với rất nhiều vất vả, thậm chí là cả hiểm nguy khi giờ đây nạn bạo hành bác sĩ tại bệnh viện đang gây bức xúc, những người thầy thuốc rất đáng được trân trọng vì sự nghiệp sức khỏe của nhân dân.

Y đức cũng phải rèn luyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ, ngành Y thường nhận được nhiều lời phàn nàn hơn lời cảm ơn. Vì đây là một ngành rất “đặc thù”, người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh nhưng cũng dễ bị phàn nàn nếu như người bệnh không thấy hài lòng. Chính vì vậy, Bộ trưởng đã cùng ngành Y tế có nhiều cố gắng để giải quyết các vấn đề nóng bỏng, bức xúc của ngành với thái độ chân thành, cầu thị nhưng cũng đầy quyết liệt.

Ngành Y tế đã có những hành động thiết thực để nêu cao y đức của người thầy thuốc. Bắt đầu từ năm 2009, bộ môn Y đức đã được đưa vào giảng dạy trong một số trường y khoa. Các bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện E và nhiều bệnh viện tuyến dưới đã triển khai thực hiện "nói không với phong bì". Rất nhiều bệnh viện như: Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã chủ động mời giảng viên về tập huấn kỹ năng giao tiếp trong phục vụ người bệnh cho cán bộ, y bác sĩ…

Ý nghĩa của “Lương y như từ mẫu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn ở người thầy thuốc là đức tính cần thiết để tránh được những thói xấu như cầu lợi, kể công, phân biệt đối xử giàu nghèo, tránh được thói hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với bệnh nhân, tránh được thói qua loa tắc trách trong phục vụ. Hơn lúc nào hết, những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng của Người, để y đức thực sự gắn kết chặt chẽ với y nghiệp để trở thành y đạo của những người làm công tác y tế.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top