Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dễ bị hen khi thời tiết nồm ẩm

Thứ hai, 10:22 11/04/2011 | Y tế

GiadinhNet - Những ngày gần đây, thời tiết nồm ở miền Bắc đã khiến số trẻ em phải nhập viện do viêm đường hô hấp, hen, bệnh do virus... tăng cao.

Trẻ đối mặt với nhiều bệnh

Bế con gái 5 tuổi ngồi đợi ngoài phòng khám BV Nhi TƯ, thi thoảng chị Nguyễn Thị Hằng (Khương Trung, Hà Nội) lại nhìn lên bảng điện tử xem đã đến lượt con mình khám chưa. Chị cho biết, con chị bị hen từ lâu nhưng chữa mãi không khỏi. Uống hết đợt thuốc được một tuần, bé bị ho lại, hắt hơi nhiều hơn, không chịu ăn. Mấy hôm nay thời tiết nồm ẩm, cháu bị ho nhiều, chị có cho cháu uống siro ho nhưng không đỡ mà lại sốt cao, sổ mũi. “Con bé đã nhỏ, nay ốm có một tuần sút mất một cân" - chị Hằng buồn bã nói.
 

Thời tiết thay đổi khiến trẻ rất dễ mắc bệnh. Ảnh: Chí Cường

Ngồi bên cạnh, anh Nguyễn Xuân Sơn (ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho biết, con trai 3 tuổi của anh từ lâu đã rất hay bị ho, sốt. Lần nào đi khám, bác sỹ cũng bảo cháu bị viêm phế quản rồi kê đơn thuốc về uống nhưng không thấy đỡ. Hơn tuần nay, thời tiết chuyển nồm, cháu ho khò khè, khó thở và sốt. Bác sỹ khám cho biết, cơn hen của cháu tái phát do thời tiết nồm ẩm.

Theo thống kê của BV Nhi TƯ, số trẻ nhập viện trong mấy ngày gần đây tăng mạnh. Trung bình một ngày có 1.500 - 2.000 trẻ đến khám, chủ yếu là bệnh đường hô hấp, trong khi trước đó chỉ dao động trong khoảng 1.500 bệnh nhi.

Tại Khoa Hô hấp Nhi, BV Xanh-Pôn, mỗi ngày cũng tiếp đón gần trăm bệnh nhân đến khám và nhập viện. Ths.BS Vũ Thị Thuý Lan, Trưởng Khoa hô hấp Nhi cho biết, đa số trẻ nhập viện là bị viêm hô hấp do vius hoặc trẻ có sẵn tiền sử hen tái phát. Cứ khoảng 10 bệnh nhân vào viện thì có đến 5 trường hợp bị hen. Các biểu hiện thường thấy là ho, thở khò khè, tức ngực; trẻ nhỏ thì bỏ bú, quấy khóc...

Ngoài hen, những ngày này, tại BV Xanh Pôn, BV Nhi TƯ cũng tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm phổi, sốt siêu vius, viêm phế quản. Đa phần các trẻ này bị lây cúm từ mẹ, khi mắc thường bị nặng, biểu hiện là khó thở, bỏ bú, nôn trớ...

Chủ động đối phó
 

"Cha mẹ nên mặc cho con áo mỏng vừa phải, thấm mồ hôi ở bên trong và một áo khoác nhẹ mặc bên ngoài. Khi trưa nắng ấm, cô giáo có thể bỏ bớt áo khoác ngoài cho trẻ. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra việc toát mồ hôi ở lưng trẻ nhỏ. Nếu thấy da bé ướt hoặc dính tay cần phải dùng khăn bông khô để lau sạch, thay áo mỏng hơn, đề phòng trẻ nhiễm lạnh dẫn tới viêm phổi".        

BS. Nguyễn Văn Lộc

BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên PGĐ BV Nhi TƯ cho biết, khi thời tiết nồm ẩm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường mốc meo... là lúc số trẻ nhập viện do hen vào viện điều trị khá cao, do dị nguyên nấm mốc, virus trong môi trường gây nên.

Nhiều bệnh nhân hen đã uống thuốc phòng bệnh khá tốt, nhưng do tác động của thời tiết hoặc sau khi bị sốt nên bệnh nặng hơn phải nhập viện. Ngoài ra, hen dễ tái phát khi bị kích ứng bởi các hóa chất thơm trong nhà, nấm mốc, phấn hoa,... hoặc do trẻ khóc nhiều, nô đùa, la hét. 

Theo BS Lộc, hen là bệnh mãn tính, đã mắc rồi thì chỉ có thể dùng thuốc kiểm soát chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì thế, quan trọng nhất đối với điều trị bệnh này là phòng ngừa. Để phòng hen và các bệnh đường hô hấp nặng do thời tiết nồm ẩm, cha, mẹ nên hết sức chú ý phòng lạnh cho trẻ, cho trẻ, uống nhiều nước hoa quả, sữa tăng cường dinh dưỡng khi trẻ ốm để tăng sức đề kháng.

BS Lộc cũng cho biết, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh trong thời tiết nồm ẩm, bởi buổi sáng trời thường lạnh, trưa nắng ấm và chiều chuyển lạnh. Nếu trẻ mặc quá ấm sẽ khiến mồ hôi toát ra nhiều, dễ bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, buổi sáng trước khi đưa con đi nhà trẻ, các bậc cha mẹ phải luôn chú ý đến trang phục của con.

Theo Ths.BS Vũ Thúy Lan, khi trẻ bị hen, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm chuyên khoa về hen để được điều trị. Ngoài thuốc cắt cơn hen cấp, trẻ phải được tư vấn để tránh bệnh trở nặng, dai dẳng và bùng phát các cơn cấp liên tục. Không nên dùng kháng sinh khi trẻ lên cơn hen thông thường mà chỉ dùng trong trường hợp có ổ nhiễm trùng kèm theo, chẳng hạn hen kèm với viêm tiết niệu, viêm amidan... vì thuốc kháng sinh cũng có thể khiến trẻ dị ứng.

Các bác sỹ khuyến cáo, hiện tượng trời nồm là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nấm mốc không chỉ ở trên tường, sân nhà mà còn bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... Vì thế, với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi hít phải bụi, mốc.
 
Hà My
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top