Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời tiết thay đổi liên tục, có nên tự dùng khí dung tại nhà?

Thứ sáu, 10:04 11/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vừa trải qua nhiều ngày nồm ẩm. Lại thêm đợt không khí lạnh tràn về, lượng bệnh nhi tới khám tại các bệnh viện lớn tăng đáng kể. Trong số đó, không ít trẻ phải đi viện nhiều lần do mắc các bệnh mãn tính, bệnh dễ tái diễn do tác động của thời tiết.

BS Nguyễn Văn Thường khám cho một trường hợp bị viêm phổi, tái diễn nhiều lần do thời tiết thay đổi. Ảnh: V.Thu
BS Nguyễn Văn Thường khám cho một trường hợp bị viêm phổi, tái diễn nhiều lần do thời tiết thay đổi. Ảnh: V.Thu

Tăng 30% số bệnh nhi vì trời nồm

Bế cậu con trai 4 tháng tuổi trên tay đang khóc ngằn ngặt, chị Nguyễn Thị Tâm (ở Thường Tín, Hà Nội) cho biết, sau Tết, con trai chị bị ho nhiều. Chị cho con vào viện và được chẩn đoán là viêm phổi, điều trị vài ngày có dấu hiệu đỡ, bác sĩ cho ra viện. Nhưng khi thời tiết trở nồm, mưa lùn phùn, bệnh viêm phổi tái phát, chị lại phải đưa con vào viện, đến hôm nay đã là ngày thứ ba.

BS Nguyễn Văn Thường - Trưởng khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, thời tiết nóng - lạnh thất thường, thêm một đợt trời nồm, độ ẩm luôn trên 94 - 95% như những ngày qua khiến lượng bệnh nhi vào khoa khám và nhập viện tăng đột biến, có ngày lên tới gần 60 cháu, tăng 50% so với bình thường. Trong đó, có nhiều ca bệnh phải tới viện nhiều lần. Khi gió mùa Đông Bắc về như hôm qua (10/3), độ ẩm giảm nhưng vẫn cao, lại có thêm gió, dự báo số bệnh nhi vẫn tiếp tục tăng.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ThS Nguyễn Thành Nam - phụ trách khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Thông thường, trong những ngày trời nồm ẩm, thay đổi thời tiết liên tục, lượng bệnh nhi tới khám có tăng, nhưng số nhập viện không tăng đáng kể. Số bệnh nhi đến khám tăng khoảng 15 - 20%. “Hầu hết các dạng bệnh mãn tính, bệnh liên quan đến đường hô hấp đều dễ trở nặng trong điều kiện thời tiết này, nhất là hen, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên...”, BS Thường cho biết. Nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản với những cơn ho dai dẳng, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ lo lắng, bất an.

Lý giải tình trạng bệnh tập trung vào nhóm bệnh hô hấp, BS Thường cho biết, thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho virus sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ, khiến số trẻ nhập viện khám và điều trị tăng lên. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm một số loài vật ký sinh nằm trong góc nhà, giá sách, đệm, thảm trải sàn... khiến tăng nguy cơ cơn hen bùng phát.

Đây cũng là nguyên nhân khiến các bác sĩ khi khám bệnh cho các bệnh nhi viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm tiểu phế quản, hen… đều nhắc nhở các phụ huynh về nhà cần kiểm tra phòng ngủ, giường nệm, giá sách, thảm trải nhà… có nấm mốc hay không. Khi dọn dẹp sạch chỗ nấm mốc, thay ga đệm, giặt rèm cửa… thì cơn ho của trẻ có thể cũng dịu hơn.

Bên cạnh các bệnh về hô hấp, sốt, BS Thường cho biết thêm, các bệnh sởi, thủy đậu hay chân tay miệng cũng rất dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Hiện trong khoa Nhi tổng hợp, những trẻ mắc thủy đậu, chân tay miệng độ 1 được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà. Một số trẻ khác mắc bệnh chân - tay - miệng độ 2 được bác sĩ giữ lại điều trị một vài ngày.

Làm gì khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu độ ẩm không khí tăng cao, trời mưa lùn phùn, nhiệt độ thấp, hãy đóng kín cửa để hạn chế gió lùa vào nhà mang theo hơi nước, khiến không khí ẩm càng tăng cao. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt để lau khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen.

Một vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm là trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay, nhiều trẻ được chỉ định dùng khí dung (xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ) để hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn. Tuy nhiên, có nên tự dùng khí dung cho trẻ ở nhà?

Theo BS Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM), tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để xông khác nhau. Chẳng hạn như bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì thường dùng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng. Nhưng những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn thì trẻ sẽ được xông ventoline trong cơn cấp. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đàm nhớt thì xông khí dung bằng nước muối rất tốt để làm loãng đàm, trẻ dễ ho và tống được đờm nhớt ra ngoài.

Khi sử dụng máy phun khí dung, BS Thanh khuyến cáo, phải tuân thủ cách pha thuốc, vì nếu pha không đúng liều lượng hoặc quá loãng hay quá đặc, các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong phế quản. Nên lưu ý, khi xông bằng máy phải đảm bảo vệ sinh, sử dụng dây và mặt nạ riêng và sau mỗi lần xông phải được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Sau một thời gian sử dụng máy, phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi trùng và nấm mốc.

BS Thanh khuyến cáo: “Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc xông, nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh, mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn...”.

Không tự ý dùng thuốc xông khí dung

BS Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM) đưa ra lời khuyên: “Nên lưu ý các loại tinh dầu, tuy làm thông mũi nhưng không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ quá nhỏ có thể gây ức chế hô hấp. Cũng không được lạm dụng bừa bãi, vì nó sẽ làm cho nghiện và làm giảm khứu giác. Cách tốt nhất mà phụ huynh có con em bị suyễn , có thể thực hiện tại nhà và y học đã chứng minh là hiệu quả tương đương với máy xông khí dung, là sử dụng bình xịt định liều qua ống hít (babyhaler) có bán tại các nhà thuốc. Trẻ nên được khám và sử dụng thuốc xông theo sự hướng dẫn của bác sĩ”.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top