Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt mất mạng vì dùng thảo dược trị táo bón

Thứ bảy, 07:38 06/05/2017 | Y tế

GiadinhNet - Chuyên gia khuyến cáo, không thể phủ nhận tác dụng của nhiều loại thảo dược trong việc điều trị bệnh táo bón. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức các loại thảo dược lại có nguy cơ biến chúng thành “độc dược”. Do đó, trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng và cách dùng hợp lý, tránh gây hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, không tùy tiện sử dụng các loại thảo dược trong việc điều trị bệnh. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, không tùy tiện sử dụng các loại thảo dược trong việc điều trị bệnh. Ảnh minh họa

Thận trọng khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhân nam tên L.T.N (37 tuổi, trú tại huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ngộ độc lá lộc mại. Theo các bác sĩ, khi vào viện, bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.

Theo đó, nguyên nhân khiến bệnh nhân N. phải nhập viện là do anh có tiền sử bị táo bón tái phát nhiều lần. Theo kinh nghiệm truyền miệng, bệnh nhân đã nhiều lần hái lá cây lộc mại về nấu canh ăn để chữa bệnh. Thấy cách trị bệnh này hiệu quả, anh N. tiếp tục hái lá lộc mại, sắc trong ấm lớn để lấy nước uống. Tuy nhiên, mấy ngày sau, anh N. có biểu hiện vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, sốt li bì, đi kèm triệu chứng chóng mặt, chán ăn… gia đình phải đưa anh N. đi cấp cứu. Rất may, nhờ được cứu chữa kịp thời nên sau 2 ngày nhập viện anh N. đã qua cơn nguy kịch.

Tại đây, các bác sĩ cho biết, lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như ăn và uống với số lượng lớn. Tính từ đầu năm, khoa Hồi sức Tích cực chống độc của Bệnh viện đã tiếp nhận 3 ca ngộ độc lá lộc mại.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về vấn đề này, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Không thể phủ nhận tác dụng của các loại thảo dược trong việc điều trị, chữa bệnh. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là các loại thảo dược không đem lại tác dụng phụ. Hơn nữa, hiện nay, những lời đồn thổi trong dân gian về tác dụng chữa bệnh “thần kỳ” của một số loại thảo dược đã khiến nhiều người trở nên lạm dụng sử dụng chúng một cách quá mức và vô tình biến các loại thảo dược này thành “độc dược” gây nguy hại cho cơ thể.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, mỗi loại thảo dược đều có công dụng và liều dùng khác nhau. Với bệnh này có thể loại thảo dược đó rất tốt nhưng lại không có tác dụng hay thậm chí gây hại khi dùng để chữa một bệnh khác. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ bệnh, cơ địa của từng người, thầy thuốc sẽ kê đơn và hướng dẫn cách dùng cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Thảo dược cũng có tác dụng phụ

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong Đông y, có nhiều loại thảo dược có tác dụng trị bệnh táo bón, trong đó, hay dùng nhiều nhất có thể kể đến như: Phan tả diệp; lô hội; đại hoàng; mang tiêu… Chẳng hạn, khi bị táo bón, thầy thuốc hay khuyên người bệnh dùng rễ cây đại hoàng (6-12gam) sắc thành nước uống có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ chữa táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây là loại thảo dược có vị đắng, tính lạnh. Do đó, nếu dùng quá nhiều hoặc uống trong thời gian dài, sẽ gây tiêu chảy cho người dùng.

Tương tự, lô hội cũng được khuyến khích dùng khi bị táo bón nhưng đây cũng là loại cây có tính hàn, dễ gây tiêu chảy khi dùng quá nhiều. Đặc biệt, lương y Trung nhấn mạnh, với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, tốt nhất không nên sử dụng các loại thảo dược này trong việc chữa táo bón.

Bên cạnh các loại thảo dược trên, lương y Trung cho biết, bổ sung chất xơ từ các nguồn thực phẩm thiên nhiên cũng là một phương pháp chữa bệnh táo bón. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ quả như khoai lang, chuối tiêu, rau muống… Tuy nhiên, theo lương y Trung, không vì thế mà lạm dụng các nguồn thực phẩm này mà chỉ nên ăn vừa phải, không dùng 2-3 thực phẩm giàu chất xơ cùng một lúc trong bữa ăn vì bổ sung quá mức chất xơ chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông” khiến tình trạng táo bón càng nặng nề hơn.

Ngoài ra, với những người bị bệnh táo bón, nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, cà phê, socola, sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gia tăng tình trạng táo bón. Để hạn chế bị táo bón, cần tăng cường uống nhiều nước, bổ sung các loại trái cây tươi và rau xanh. Bên cạnh đó, thường xuyên vận động, tập thể dục, tránh ngồi quá lâu một chỗ…

Riêng đối với các loại thảo dược, lương y Trung khuyến cáo, trước khi muốn sử dụng bất kỳ một loại thảo dược nào trong việc điều trị bệnh táo bón, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, không sử dụng thảo dược một cách tùy tiện để tránh tình trạng bệnh tình không những không thuyên giảm mà đôi khi còn phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Hiện trên thị trường bán nhiều loại thảo dược trôi nổi được quảng cáo có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên rất khó để xác định chất lượng của các loại dược liệu này. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe và mua được sản phẩm chất lượng, theo lương y Vũ Quốc Trung, tốt nhất nên tìm đến những địa chỉ tin cậy, uy tín, bán sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, thảo dược còn có khả năng không bảo đảm an toàn, có hại cho sức khỏe người bệnh do người trồng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hay trồng trong môi trường bị ô nhiễm, hoặc quá trình sơ chế không bảo đảm vệ sinh. Vì vậy, người bệnh không nên mua cây tươi không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị táo bón, nhiều người thường có thói quen mua các loại thuốc nhuận tràng để sử dụng. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bởi lẽ, thuốc nhuận tràng cũng là một trong những nguyên nhân nghi ngờ khiến tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do, các chất kích thích nhuận tràng có trong thuốc sẽ giải quyết được tình trạng táo bón một cách tức thời. Nếu duy trì sử dụng quá nhiều sẽ làm đại tràng của người bệnh bị tổn thương, gia tăng tình trạng táo bón. Mặt khác, điều này gây ra hậu quả khác là việc quá phụ thuộc vào thuốc, tức là cứ mỗi lần muốn đi đại tiện lại phải sử dụng thuốc mà không thể giải quyết dứt điểm được bệnh táo bón. Nguy hiểm hơn, theo Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ, thực tế, đã có 13 trường hợp tử vong do quá lạm dụng thuốc nhuận tràng trong việc điều trị bệnh táo bón.

Hoại tử hậu môn vì đắp lá chữa trĩ

TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ cho biết, có tới 60% bệnh nhân mắc trĩ đều đến bệnh viện khám khi đã ở giai đoạn 3, 4, trĩ thò dài ra ngoài. Khi đó bắt buộc phải phẫu thuật. “Ở giai đoạn nhẹ, người dân thay vì đến bệnh viện thăm khám lại tìm đến các lang băm để chữa. Người đắp, người xông, khỏi chưa thấy đâu nhưng để lại hậu quả nhãn tiền...” Bác sỹ Mạnh Cường chia sẻ.

Bác sỹ Cường cho hay: Mới đây nhất, bệnh viện tiếp nhận một nữ bệnh nhân 68 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội trong tình trạng toàn bộ hậu môn hoại tử tím đen, bắt buộc phải mổ cấp cứu. Bệnh nhân cho biết, bị trĩ đã lâu nhưng ngại đi khám. 7 ngày trước đó tìm đến ông lang gần nhà để mua thuốc về đắp nhưng cứ thấy ngày một đau thêm. Đến khi không chịu được mới đến bệnh viện kiểm tra.Theo các chuyên gia: Với trường hợp này, việc xử lý rất phức tạp do phần hoại tử lan rộng, nguy cơ biến chứng hẹp hậu môn rất lớn.

Bác sỹ Cường khuyến cáo, ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, người dân cần đi khám, việc trì hoãn có thể làm chậm trễ việc phát hiện các bệnh lý ác tính ở vùng hậu môn như ung thư ống hậu môn, ung thư trực tràng, polyp trực tràng... Do những bệnh này cũng có chung dấu hiệu triệu chứng là đại tiện ra máu. Bệnh nhân không nên tùy tiện đắp bất kỳ loại lá nào khi chưa tham vấn ý kiến của thầy thuốc.

T.Hạnh

Không nên ăn, uống lá cây lộc mại

Được biết, ở nước ta hiện chưa có công trình nghiên cứu lá cây lộc mại. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu ăn và uống với số lượng lớn lá cây lộc mại thì có thể bị ngộ độc. Cây lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour (thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, Lục mại, Mọ trắng, Rau mại, Rau mọi. Cây này có nhiều loại như: Lộc mại trái láng, lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ).

Lộc mại là cây gỗ nhỏ hoặc lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, phiến hình bầu dục dài 10 - 14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa, mỏng, có lông dày hoặc thưa có đốm trong, cuống ngắn hay dài đến 10cm. Cụm hoa dài có lông dày, hoa đực, dài 20cm lông thưa, ngắn ở chùm hoa cái. Hoa đực có 15 - 20 nhị, hoa cái có bầu 2 - 3 ô, mỗi ô một noãn. Quả nang có lông dày dài khoảng 1cm. Hạt dài 3mm, màu trắng. Lộc mại ra hoa tháng 5 - 8, kết quả vào tháng 7. Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang, Hà Tây, Bấc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình. Người dân thường hái lá về làm thuốc hoặc nấu canh ăn.

Anh Ngọc

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top