Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quy trình và những biến chứng có thể xảy ra khi gây mê

Thứ hai, 16:28 26/12/2016 | Y tế

PGS.TS Hoàng Công Đắc nghi ngờ hai bệnh nhân tử vong cùng ngày sau khi được gây mê tại BV Trí Đức có thể do thuốc.

Sáng 25/12, hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ sau khi các bác sĩ tiến hành gây mê tại Bệnh viện Trí Đức (Hà Nội).

Theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, hai trường hợp tử vong là bệnh nhân Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) và Hoàng Văn Trấn (sinh năm 1982, ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội).

Cả hai đều được dùng thuốc tiền mê và gây mê giống nhau, sau đó có biểu hiện sốc phản vệ, chuyển cấp cứu gấp sang Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng đều không qua khỏi.

Trong sảnh nhà vĩnh biệt, người thân anh Tr. (1 trong 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức) ngồi đợi cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi để đưa thi thể anh về huyện Phú Xuyên, Hà Nội mai táng. Ảnh: Hoàng Như.
Trong sảnh nhà vĩnh biệt, người thân anh Tr. (1 trong 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức) ngồi đợi cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi để đưa thi thể anh về huyện Phú Xuyên, Hà Nội mai táng. Ảnh: Hoàng Như.

Quy trình gây mê được thực hiện ra sao?

Trả lời Zing.vn, PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam - cho hay gây mê là một công đoạn quan trọng nhằm giúp bệnh nhân không còn đau trước khi can thiệp y tế.

Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê và một điều dưỡng phụ mê. Điều dưỡng phụ mê là người chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện, dụng cụ, thuốc men và đường truyền, máy theo dõi để phụ giúp cho bác sĩ gây mê.

Còn bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, tức các quyết định về kỹ thuật gây mê, các thủ thuật trên người bệnh.

Trước khi bước vào phòng phẫu thuật để tiến hành gây mê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân trước mê, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Các thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm là bắt buộc.

Thời gian tiến hành các thăm khám và xét nghiệm trên tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ thường duyệt mổ trong một tuần, bác sĩ có thể thăm khám cho bệnh nhân trước ngày gây mê hoặc tham gia cùng các khoa lâm sàng.

Trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ gây mê sẽ khám ngay trước khi tiến hành thủ thuật trước khi phẫu thuật.

Sốc phản vệ: Biến chứng nguy hiểm khi gây mê

Theo Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, tai biến, sốc phản vệ có thể xảy ra với mọi thủ thuật có thể can thiệp vào người bệnh cũng như tất cả vật thể lạ đưa vào cơ thể người bệnh, bao gồm thuốc, vắc xin.

“Trong nghề của chúng tôi, bác sĩ luôn phải sẵn sàng để đối phó với trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, PGS Thắng cho hay.

Theo ông, khi gặp sốc phản vệ, nguyên nhân cần được tìm hiểu rõ ràng. Với cương vị Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, PGS Thắng đang tìm hiểu về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Trí Đức.

Tỷ lệ sốc phản vệ tùy vào từng loại thuốc bởi mỗi loại thuốc có tỷ lệ gây tai biến khác nhau, cơ thể khác nhau cũng cho tỷ lệ khác nhau. Nó có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào đối với người bệnh.

PGS.TS Hoàng Công Đắc - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện E trung ương (Hà Nội) - cũng cho biết sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà họ được tiếp xúc. Khi đó, cơ thể sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, người bệnh sẽ có biểu hiện sốc.

Đây là tai biến nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc ăn thực phẩm lạ.

Biểu hiện sốc phản vệ gồm tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Một số trường hợp xảy ra rất nhanh ngay sau khi mới rút kim tiêm, chỉ trong vài phút thậm chỉ vài giây là tử vong ngay. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.

Theo chuyên gia này, trong nhiều trường hợp, sốc phản vệ xảy ra do cơ địa của bệnh nhân. Nhưng trường hợp hai người cùng tử vong cùng ngày, do cùng một loại thuốc tại Bệnh viện Trí Đức, PGS Đắc nghi vấn có thể do thuốc sử dụng cho bệnh nhân. Đây là vấn đề cần làm rõ vì rất hy hữu.

Ai cần lưu ý khi được gây mê?

Theo PGS Đắc, một trong những nguyên nhân gây tử vong là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy yếu.

Đặc biệt lưu ý, những người mắc bệnh nặng, có nguy cơ cao như bệnh tim (van tim, mạch vành), tiểu đường, bệnh về máu, hen suyễn, bệnh phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần lưu ý khi dùng thuốc gây mê. Thực tế, sự lựa chọn thuốc gây mê trên những bệnh nhân này cũng bị giới hạn.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top