Hà Nội
23°C / 22-25°C

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động

GiadinhNet - PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá Bộ Y tế đã chủ động, vào cuộc kịp thời khi lên kế hoạch lập bệnh viện dã chiến, nâng công suất xét nghiệm, chi viện nhân lực chống dịch về Kiên Giang.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động - Ảnh 1.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, trưa 19/4, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đội phản ứng nhanh gồm 13 thành viên của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường đến Kiên Giang hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đây.

Đội phản ứng nhanh sẽ hỗ trợ Kiên Giang thực hiện các nhiệm vụ chính như: Phối hợp cùng chính quyền, Bộ Chỉ huy biên phòng và Ban Chỉ đạo phòng chống COVID -19 địa phương khảo sát, phân luồng, xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 300 - 500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).

Bên cạnh đó, đội phản ứng nhanh phối hợp xây dựng một đơn vị hồi sức tích cực (ICU), có đủ các trang thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nặng, bao gồm cả hệ máy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên – nơi được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc làm việc với tỉnh Kiên Giang hôm 18/4 đã giao Viện Pasteur TP.HCM làm việc để hỗ trợ địa phương thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm của địa phương.

Chuyên gia y tế dự phòng Trần Đắc Phu đánh giá Bộ Y tế đã phản ứng nhanh: "Phương châm 4 tại chỗ trong phòng dịch được ngành Y tế quyết tâm thực hiện như đã kiên trì triển khai hơn 1 năm nay thực hiện".

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Đắc Phu

Đánh giá sự vào cuộc nhanh chóng, chủ động của Bộ Y tế và tỉnh Kiên Giang trong ứng phó dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho hay, phòng dịch phải đi trước một bước, tránh bị động. Thực tiễn 3 đợt dịch trong 1 năm qua cho thấy, ngành y tế Việt Nam đã làm tốt, ngăn chặn dịch lan rộng. Một tháng nay Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm ghi nhận trong nước (ca cộng đồng).

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt các nước láng giềng trong khu vực đang diễn biến phức tạp; Việt Nam vẫn tổ chức các chuyến bay giải cứu, thực hiện "mục tiêu kép"; thực tế, số ca nhập cảnh vẫn liên tục được phát hiện, điều này cho thấy nguy cơ xuất hiện lây nhiễm luôn hiện hữu.

Ông Phu cũng lưu ý, ngành y tế đã chủ động phòng chống nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch xâm nhập, tuy nhiên địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bởi nguy cơ vẫn còn.

Báo cáo tại cuộc làm việc với Bộ Y tế hôm 18/4, tỉnh Kiên Giang cho biết từ ngày 20/2 đến nay khoảng 1.300 người nhập cảnh qua cửa khẩu Hà Tiên. Lực lượng chức năng cũng phát hiện 31 vụ nhập cảnh trái phép với 142 đối tượng. 

Trong 14.000 mẫu xét nghiệm kể từ đầu dịch, phát hiện 38 ca dương tính trong đó 18 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hà Tiên. 

Ông Phu đánh giá dịch bên ngoài có lớn, nhưng bên trong nước ta nhanh nhạy, đáp ứng phòng dịch tốt thì "hoàn toàn có thể giữ vững được phòng tuyến". Bộ đội, công an, kiểm dịch làm tốt sẽ không có ca nhập cảnh bất hợp pháp, người nhập cảnh chính ngạch được cách ly nghiêm ngặt. Từ đó, giả sử mầm bệnh bị lọt vào vòng trong thì cũng là ổ nhỏ, dập tắt được ngay, không lây lan.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc làm việc hôm 18/4 yêu cầu Kiên Giang nâng mức kiểm soát biên giới chống dịch, kêu gọi người dân nên nhập cảnh đường chính ngạch; tuyên truyền, phổ biến để huy động người dân tham gia công tác đấu tranh, tố giác các trường hợp nhập cảnh trái phép theo tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ".

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản cách ly, phong tỏa, phòng, chống dịch trước các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, kể cả các phương án xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, dịch bệnh lây lan trên diện rộng hay trường hợp gia tăng đột biến số ca bệnh nhập cảnh về nước. Kịch bản cần được xây dựng và quán triệt theo từng cấp độ khác nhau, phù hợp với tình hình từng huyện cụ thể nhằm đảm bảo sự chủ động ứng phó khi có tình huống phát sinh thực tế;

Kiên Giang cũng cần chủ động các phương án, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác điều trị; Xây dựng các phương án thiết lập khu vực lưu trú, điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top