Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nụ cười lạc quan của người phụ nữ 14 năm nhiễm HIV

Thứ hai, 15:11 23/02/2015 | Y tế

Nhiễm HIV từ chồng, bị người đời xa lánh, chị Huệ đã đứng lên vượt qua tất cả và giúp đỡ cho nhiều chị em cùng cảnh ngộ với mình.

Tiếp xúc với chị Phạm Thị Huệ, người phụ nữ được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn là “Anh hùng châu Á”, ai cũng sẽ bị cuốn hút bởi sự lạc quan của chị. Sự lạc quan đó không chỉ giúp chị vượt qua căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, mà còn tiếp sức cho rất nhiều hoàn cảnh khác.

Chị Huệ gây chú ý bởi nụ cười, được diễn giả Nguyễn Sơn Lâm - người cũng từng vượt lên số phận để trở thành biểu tượng của tinh thần lạc quan - nói, đó là nụ cười mang ngọn gió mát lành, tiếp thêm sức sống cho biết bao hoàn cảnh, số phận thiệt thòi khác.

Người lần đầu biết chị, không ai nghĩ chị mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, bởi chị đã chiến thắng nỗi buồn, nỗi đau để đứng lên, nở nụ cười lúc nào cũng tươi như bông hoa giữa cuộc đời. Giờ, trên gương mặt chị, chỉ có nụ cười của tự tin, sẻ chia đồng cảm. Trong khi rất nhiều người mắc bệnh đã giấu nhẹm vì xấu hổ, Huệ lý giải: “Tôi đã học cách sống chung với bệnh tật, coi nó là một phần cuộc sống rồi, có như vậy thì mới đủ lạc quan, để sống khỏe, còn phải giúp nhiều người mắc căn bệnh này, chia sẻ và chăm sóc họ nữa”.

Suốt 14 năm sống chung với HIV/AIDS thì đến nay sức khỏe của chị Huệ vẫn bình thường. "Công việc hàng ngày cũng mang lại cho tôi niềm vui và đó cũng chính là những liều thuốc rất quý giá, thuốc tinh thần, không mất tiền mua”, Huệ tự hào cho biết.

Từ khi biết mình nhiễm HIV đến khi tự tin đi nói chuyện, chia sẻ thông tin, dám đứng lên nói mình “có H”, tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khác, với chị là cuộc vượt thoát ngoạn mục. Năm đó, Huệ lấy chồng với biết bao hy vọng về mái ấm hạnh phúc, chị không biết chồng mình từng mắc nghiện. Rồi chị có con, chính những ngày vui sướng đến bệnh viện sinh con là ngày chị nhận được tin sét đánh. Bác sĩ nói chị đã nhiễm HIV. Một tuần nằm trong bệnh viện là một tuần sống trong tuyệt vọng, đau đớn, nhiều người không dám đến gần. Dù đã vượt qua cảm giác đó, chị vẫn thấy rùng mình.

Những năm đầu khi mới phát hiện bản thân bị nhiễm HIV và phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử rất nặng nề của cộng đồng, chị đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng và có 2 lần định kết liễu cuộc đời mình để trốn thoát sự kỳ thị đó. Nhưng vì thương đứa con trai bé bỏng, nó được kết luận không nhiễm HIV, chị lại không đành.

Chị Huệ luôn nở nụ cười sau nhiều sóng gió cuộc đời.

Rất may mắn, ngay sau đó chị được một số người thân trong gia đình, một số cán bộ Hội phụ nữ Hải Phòng và cán bộ y tế giúp đỡ vượt qua. Chính vì vậy chị rất thấm thía câu nói: “Người yêu người bao nhiêu cũng thiếu, người ghét người chút xíu cũng dư…”.

Dù vậy, thời đó, nhiều người vẫn rất e dè khi người "có H" sống chung với cộng đồng. Cứ vài tháng gia đình Huệ phải chuyển nhà một lần vì chủ nhà biết nên… đuổi khéo. Trong nỗi phiền muộn, Huệ tự hỏi vì sao người “có H” lại bị kỳ thị đến như vậy, chẳng lẽ cứ sống bế tắc mãi sao.

Từ suy nghĩ phải làm một điều gì đó để giảm bớt sự kỳ thị này, chị đã tham gia những tổ chức phòng chống HIV tại Hải Phòng, gặp gỡ với nhiều chị em cùng cảnh ngộ, công khai chuyện mình nhiễm HIV. Những người cùng cảnh ôm chị, họ khóc bên nhau để biết mình cần phải cười, phải vươn lên.

Tháng 10/2003, nhóm Hoa phượng đỏ ra đời với 6 thành viên đầu tiên do chị Huệ thành lập. Hàng ngày, nhóm giúp tư vấn, hỗ trợ động viên tinh thần cho người nhiễm HIV, tham gia các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về HIV cho cộng đồng…

Hiện nay, chị Huệ đang làm Trưởng phòng truyền thông của Trung tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng chống HIV/AIDS tại Hải Phòng, và quản lý dự án “Hỗ trợ ông bà chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hải Phòng” do tổ chức KOICA (Hàn Quốc) tài trợ. Ngoài những công việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS, chị Huệ còn tham gia chia sẻ kinh nghiệm, bí kíp giữ gìn sức khỏe, công việc này đã cứu sống được khá nhiều người.

Năm 2009, Phạm Thị Huệ lại dũng cảm tham gia đóng bộ phim “Siêu thoát” của đạo diễn Vĩnh Khương để xây dựng “Quỹ chăm sóc trẻ nhiễm HIV”. “Siêu thoát” nói về cuộc đời một cô gái làng chơi tên Thu với số phận hẩm hiu, trong những lần hành nghề, cô nhiễm HIV. Cô có số phận hẩm hiu, đớn đau, bế tắc tột cùng.

Trong phim, nhân vật Thu được đặt cạnh một người đàn ông giàu có cũng bất hạnh không kém. Đạo diễn muốn chuyển thông điệp, bất hạnh không chừa một ai. Bất hạnh không đến từ hoàn cảnh, mà chính từ sự vô cảm của con người gây ra. Chọn Huệ vào vai chính, đạo diễn muốn nói rằng: "Con người dù ở hoàn cảnh bi thương nhất, tận cùng khổ đau cũng có thể vươn lên, thành người có ích".

Hơn một tháng quay phim dường như không nghỉ, với nhiều địa điểm khác nhau, Huệ đã chứng tỏ nghị lực của mình, là người “trụ” được lâu nhất trong đoàn làm phim. Huệ tâm sự: “Ban đầu, đạo diễn Vĩnh Khương có gọi điện mời tôi tham gia nhưng tôi không đồng ý. Anh Khương là một người bền bỉ và nhiệt tình, anh ấy đã thuyết phục tôi tham gia bộ phim này vì mục đích ý nghĩa nhân văn. Thông qua kịch bản phim đạo diễn muốn chuyển tải những thông điệp sống tới cộng đồng nên tôi đã đồng ý tham gia. Tuy nhiên, lúc đó, tôi rất lo lắng vì tôi chưa tham gia đóng phim bao giờ nhưng được sự động viên và chỉ bảo của đạo diễn, tôi đã tự tin và hoàn thành vai diễn và được đánh giá tốt”.

Chị Huệ tâm sự, đang viết hồi ký về cuộc đời mình với hy vọng để lại cho các bạn trẻ những bài học kinh nghiệm, những trải nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, chị lại đang phân vân không biết có nên đưa câu chuyện của mình ra rộng rãi cộng đồng hay không. Chị sợ nhiều người lại hiểu sai về mục đích, kể cả những người thân có thể cũng sẽ không hiểu được điều Huệ muốn làm.

Bây giờ, tự tin nở nụ cười với cuộc đời, chị thấy tự hào vì mình đã đứng lên và bước qua những sóng gió để bây giờ có một cuộc sống tràn đầy sự yêu thương của gia đình và cộng đồng. Mỗi công việc chị làm đều muốn mang lại điều tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng.

Chị thổ lộ: “Tôi biết có nhiều người vẫn chưa hài lòng lắm về những gì đang làm nhưng bản thân tôi đã rất cố gắng vì sức lực và trí tuệ của tôi chỉ có hạn, tôi chỉ biết mang trái tim mình vào công việc và cố gắng để bản thân mình không phải là gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Như thế đã là điều hạnh phúc nhất đối với tôi”.

Nữ nhà văn Trần Trà My khi gặp Phạm Thị Huệ đã xúc động nói: "Tôi vẫn nghĩ người nhiễm HIV thì gầy gò, tiều tụy nhưng gặp chị lại thấy tỏa ra niềm vui. Ẩn sâu trong đôi mắt chị là một thân phận người phụ nữ đã trải qua bao thăng trầm, bao thị phi, đắng cay buồn tủi. 30 phút trò chuyện với chị, câu chuyện có lúc khiến tôi như chết lặng. Chị đã khiến nước mắt tôi rơi, và cảm phục".

Theo An Ninh Thủ Đô

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top