Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19

Thứ sáu, 22:04 03/09/2021 | Y tế

GiadinhNet - Chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn vì đây là đối tượng có đặc thù riêng. Tuy nhiên, các y bác sĩ tại nhiều bệnh viện tâm thần vẫn đang nỗ lực hết mình để điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

Nỗ lực trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Liên quan đến vấn đề chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19, PV Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

Thưa ông, tại sao phải chú trọng chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19?

- PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng: Đã là bệnh nhân tâm thần họ sẽ không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do COVID-19 mang lại như người bình thường. Bệnh nhân tâm thần và đặc biệt là những trường hợp mắc COVID-19 không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước bệnh tật.

Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 thường đã khó, điều trị cho những trường hợp tâm thần nhiễm bệnh còn khó hơn. Chúng tôi coi họ là những người yếu thế và rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng, xã hội.

Nỗ lực trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng (bên phải) kiểm tra tại một cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19.

Những khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 là gì thưa ông?

- PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng: Vì không có nhận thức nên bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 thể di chuyển khắp nơi, việc trở thành nguồn lây là rất cao.

Trước hết phải nói đến việc phòng dịch đối với những bệnh nhân đặc biệt này, họ không tự ý thức thực hiện 5K, ví dụ không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, hoặc có thể trốn viện ra ngoài bằng nhiều hình thức mà nhân viên y tế khó có thể kiểm soát hoàn toàn 100% bệnh nhân. Vì vậy những người mắc vô tình sẽ làm phát tán bệnh tật cho bệnh nhân tâm thần ở xung quanh và nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, việc điều trị những F0 như cho uống thuốc, đeo bình oxy cũng khó thực hiện vì họ không ngồi yên. Thậm chí các bác sĩ phải cố định họ vào giường mới có thể tiến hành chữa trị.

Cái khó tiếp theo là không thể đưa bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 chuyển nặng về trung tâm hồi sức cấp cứu khác mà phải điều trị tại chỗ. Nhóm bệnh nhân này rất đặc thù nên cần chuẩn bị phương án tối ưu để chăm sóc, điều trị, cách ly riêng biệt.

Nhân lực đang làm việc tại các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần hiện nay đang thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó chuyên môn về cấp cứu – hồi sức của nhân viên y tế không sâu vì vậy khi điều trị cho bệnh nhân có những chuyển biến xấu sẽ là một thách thức đối với họ. Ngoài ra, qua kiểm tra một số cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần, trang thiết bị, vật tư y tế cũng đang còn nhiều hạn chế.

Nỗ lực trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 - Ảnh 3.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai) chuẩn bị cơ sở vật chất để hoàn thiện khu điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19.

Có nên tiêm vaccine COVID-19 cho bệnh nhân tâm thần không thưa ông?

- PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng: Việc tiêm vaccine COVID-19 cho bệnh nhân tâm thần vẫn đang được cân nhắc rất kĩ lưỡng.

Trong thời điểm hiện tại khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất căng thẳng thì tiêm vaccine cho những bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 cũng rất cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này đang gặp phải một số tồn tại nhất định. Bởi chưa có quy định pháp lý nào về việc tiêm vaccine và cần người nhà bảo hộ cho bệnh nhân tâm thần có tiêm hay không.

Khó khăn tiếp theo, mặc dù các bệnh viện chuyên khoa tâm thần vẫn có thể thực hiện khám sàng lọc trước tiêm cho bệnh nhân nhưng các bệnh tiềm ẩn, phức tạp sâu thì khó có thể phát hiện.

Xin ông cho biết về những áp lực của y bác sĩ trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần nói chung và bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 nói riêng?

- PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng: Bệnh nhân tâm thần là nhóm bệnh nhân đặc thù nên tất cả mọi sinh hoạt đến khám chữa bệnh đều do một tay các y bác sĩ thực hiện. Bởi vì đa phần bệnh nhân này điều trị dài hạn nên không thể cho người nhà vào chăm sóc, chỉ có nhân viên y tế chăm sóc từ ăn uống, tắm, gội, giặt giũ, cho đến vệ sinh cá nhân…

Quản lý bệnh nhân tâm lý ổn định công việc có thể giảm hơn nhưng đối với trường hợp lên cơn kích động rất khó khăn cho nhân viên y tế. Lúc này đòi hỏi nhân lực và sự xử trí nhanh của y bác sĩ.

Nỗ lực trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ông có đề xuất gì trong việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 tốt hơn không?

- PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng: Đầu tiên cần chú trọng đến vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho bệnh nhân. Thứ hai, các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần và đặc biệt tại những nơi đã xuất hiện ca nhiễm nên thành lập các khoa hồi sức - tích cực, phòng trường hợp số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao.

Bên cạnh đó, đào tạo thêm cho nhân viên y tế các kĩ năng phòng chống và điều trị bệnh COVID-19. Trang bị, bổ sung các thiết bị, vật tư y tế như máy thở, bình oxy, thuốc, xét nghiệm...

Ưu tiên dùng thuốc điều trị COVID-19 đối với những bệnh nhân tâm thần mắc bệnh. Đối với cơ sở nào có nguy cơ tăng số lượng ca nhiễm phải có sự hỗ trợ về nhân lực từ các bệnh viện khác như bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa.

Về vấn đề phòng bệnh cần cách ly tuyệt đối đối với nhân viên và bệnh nhân dương tính. Tăng cường quản lý bệnh nhân bằng hệ thống camera, không để bệnh nhân trốn ra ngoài và giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế. Thực hiện tốt 5K và tại chỗ.

Ngoài ra, tổ chức mô hình nhân viên y tế là F0 phối kết hợp với bệnh nhân tỉnh táo mắc bệnh để hỗ trợ chăm sóc ca nhiễm tại nơi điều trị.

Chúng tôi cũng hi vọng các cấp chính quyền, xã hội, gia đình phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để thực hiện phòng, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiều hơn, hạn chế tối đa số ca nhiễm COVID-19.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi trên!

Diễm Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 9 giờ trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 1 ngày trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 1 ngày trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 2 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 4 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Top