Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người biến cái không thể thành có thể

Thứ bảy, 08:00 01/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Cách đây vài tháng, một mô hình chăm sóc sức khỏe từng được coi là “lần đầu tiên có tại Việt Nam” - Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng - đã chính thức kỷ niệm 20 năm phát triển của mình.

Nói về chặng đường 1/5 thế kỷ đó, Bác sỹ Vũ Thị Tư Hằng, người từng được chọn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Cairo (Ai Cập) và Berlin (Đức), báo cáo viên điển hình tại Hội nghị mạng lưới lãnh đạo nữ APEC tại Hà Nội, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Bệnh viện bảo: Tôi từng sống trong cảnh thanh bần, từng thấm hiểu những nỗi vất vả cùng cực của người nghèo. Vậy nên, làm được cái gì đó để cứu giúp người nghèo là tâm nguyện cả cuộc đời của tôi.

Đừng vô vọng vì nghèo!

Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình cán bộ công chức, từ khi còn là sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội, chị Vũ Thị Tư Hằng đã có dịp chứng kiến và tiếp xúc với nhiều mảnh đời bất hạnh, nhiều số phận đáng thương. Những con người đó, thường rất chật vật khi đối diện với bệnh tật. Thậm chí có những ca bệnh trọng mà chị biết khi đi thực tập, người bệnh chỉ đến bệnh viện khi đã không thể cố hơn được nữa. Họ không đi khám chữa bệnh, đơn giản chỉ vì họ nghèo, họ khổ. Họ không quan tâm nhiều đến sức khỏe, đơn giản chỉ vì với họ, cái ăn cái mặc đã là cả một nỗi lo toan nặng nề. Chứng kiến những cảnh đời đáng thương đó, chị đau đáu là mình sẽ học thật tốt, làm thật tốt để sau này mang lại niềm hi vọng sống cho nhiều người, nhất là những mảnh đời khó khăn, bất hạnh đang phải đối mặt với bệnh tật một cách vô vọng.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, chị Tư Hằng về công tác trong ngành y tế thành phố Đà Nẵng. Tại đây, chị từng đảm đương chức vụ Phó Chủ nhiệm khoa Nhi, Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ Nhi - Lây của Bệnh viện Đà Nẵng. Hàng ngày tiếp xúc với các cháu bé còi cọc, quặt quẹo vì đau ốm, những người cha người mẹ phờ phạc vì thiếu ăn, thiếu ngủ, nhịn ăn nhịn mặc để chữa bệnh cho con ở viện thì những suy nghĩ ngày nào lại càng mãnh liệt hơn trong chị! Một điều đau đáu nữa là sau nhiều năm gắn bó với nghề y, chị thấy các bệnh viện công luôn ở trong tình trạng quá tải, khó đáp ứng được nhu cầu chính đáng cho mọi người bệnh là được khám chữa bệnh 1 cách tận tình, chu đáo. Thực tế này cùng với nỗi trăn trở hằng ngày đã đưa chị đến một quyết định táo bạo: Mở bệnh viện tư. Chị muốn mọi người ý thức được rằng, nghèo không phải là vô vọng khi chăm sóc sức khỏe!

Tuy nhiên từ suy nghĩ đến hành động của chị dù có mãnh liệt cũng gặp phải vô vàn những rào cản, những khó khăn. Ai đi đầu mà chả “vấp”, chị nói vậy để diễn tả lại cái khó khăn ban đầu này. Tại những năm 1989, khái niệm bệnh viện tư hoàn toàn chưa có vì nhà nước chưa có chủ trương cho mở mô hình này. Thế nên, chị quyết tâm theo đuổi mục đích bằng việc vạch ra một lộ trình với hy vọng sẽ có ngày chị được mở bệnh viện tư.

Gian nan là động lực phát triển

BS Tư Hằng thay mặt bệnh viện nhận khen tặng của UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: TL
BS Tư Hằng thay mặt bệnh viện nhận khen tặng của UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: TL

Nghĩ là làm, chị bắt đầu bằng việc thành lập một trung tâm cung cấp dịch vụ y tế khám chữa bệnh mang tên “Trung tâm dịch vụ y tế khám chữa bệnh miền Trung”, với 25 giường bệnh nội trú và 32 CBCNV. Dù gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng cơ sở vật chất ban đầu nhưng chỉ sau 1 tuần thành lập, trung tâm của chị đã thu hút được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài Đà Nẵng. Người bệnh đến đây đã cảm nhận được sự chăm sóc ân cần, sự thoải mái về mặt tâm lý nên họ lại giới thiệu cho người khác. Nhận thấy mình đã đi đúng hướng, nên càng khó khăn chị càng quyết tâm hơn. Tuy nhiên, một trung tâm dịch vụ y tế không làm được nhiều điều cho người bệnh trong điều kiện thời bấy giờ. Khó khăn đấy lại thôi thúc chị mãnh liêt hơn nữa trên con đường phía trước, đồng thời nó cũng là động lực củng cố niềm tin cho ước mơ của chị! Phải làm sao để có thể thành lập một bệnh viện tư, với mức giá bình dân nhất có thể mà chất lượng phục vụ tốt nhất để có thể chữa bệnh chu đáo hơn cho người dân?

Chị đã cặm cụi viết dự án mở bệnh viện tư dù biết rằng sẽ gặp khó khăn nhưng chị không hề nản chí. Trải qua hàng chục lần chỉnh sửa dự án, bao nhiêu lần một mình lặn lội đi xin giấy phép thành lập bệnh viện tư. Có lẽ việc làm của chị xuất phát từ chữ Tâm nên sáu tháng sau đó chị đã được Bộ Y tế thành lập Ban xét duyệt và phải mất 1 năm rưỡi chị mới được cấp giấy phép thành lập bệnh viện. Và, ngày 14/02/1996 chị nhận được Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng lúc đó cho phép thành lập Bệnh viện tư Bình Dân tại số 158 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Đà Nẵng với quy mô 50 giường bệnh nội trú và 65 CBCNV. Có lẽ từ đây, ngành y tế Việt Nam bước sang trang mới với việc Bệnh viện tư Bình Dân là bệnh viện tư nhân đầu tiên của cả nước được ra đời. Ngày nhận được giấy phép, chị cười mà rơi nước mắt vì nghĩ rằng, tâm nguyện cứu giúp người nghèo và góp phần hỗ trợ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành Y của chị đã được đền đáp.

Đặt mình vào hoàn cảnh người bệnh

Khó khăn chưa hết sau tấm giấy phép hoạt động. Bởi, chị hiểu mình sẽ phải đối mặt với cuộc sống của chính mình, với nỗi lo cơm áo của 65 con người sẽ đi theo mình trong điều kiện khó khăn chung của đất nước lúc đó! Ai cũng hiểu rằng, những người nghèo chính là những người có nguy cơ đối mặt với bệnh tật rất cao. Bên cạnh đó, người nghèo còn có khó khăn tự thân nữa là họ không có nhiều chi phí để tham gia chữa trị bệnh, hoặc tham gia chữa trị đến cùng bệnh tật. Thấu hiểu điều này hơn ai hết nên khi bệnh viện chính thức đi vào hoạt động, chị đã nghĩ ngay tiêu chí cho bệnh viện là “Bình Dân” để gần gũi sẻ chia cho những bệnh nhân nghèo

Có thể nói, cho đến hôm nay, phía sau hai chữ “Bình Dân” ấy là một thông điệp đầy tâm huyết mà bác sĩ Tư Hằng đã đạt được: Ở nơi của chị không có sự phân biệt bệnh nhân giàu - nghèo; Cái tên ấy cũng như một thứ nội quy nằm lòng trong công tác khám chữa bệnh, luôn nhắc nhở y bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân hãy tự mình hành động vì mọi người.

Bắt tay vào xây dựng chiến lược, hoạch định kế hoạch, chị tính ngay đến các phương án khám chữa bệnh cho người nghèo. Chị đưa ra các chế độ ưu tiên giảm một phần viện phí để san sẻ phần nào gánh nặng đối với gia đình bệnh nhân nghèo. Chị chia sẻ: “Nếu thầy thuốc nào cũng đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân thì mới thấu hiểu để tự điều chỉnh hành vi và cung cách đối xử của mình cho phù hợp. Đặc biệt, những người có hoàn cảnh khó khăn thường rất dễ tự ái, hay tủi thân nên người cán bộ y tế càng cần phải luôn ân cần với họ và chăm sóc họ thật tận tình, chu đáo mới được”. Bệnh viện đi vào hoạt động, luôn giữ đúng như tên gọi “Bình dân”. Tôn chỉ, mục đích “bình dân” ấy đã đưa nữ bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng cũng như bệnh viện của chị đến chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân cho đến tận hôm nay, sau hơn 20 năm phát triển.

Hồi sinh cho các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo bằng thuốc Nam

Với mong muốn “Thuốc Việt chữa bệnh người Việt” cộng thêm nhận thức không ứng dụng các bài thuốc Nam cổ truyền để chữa bệnh cho nhân dân là thiếu sót lớn của ngành y và thầy thuốc. Vì thế, chị đã mạnh dạn lập thêm khoa Y học cổ truyền để chữa bệnh bằng các phương thuốc Nam cổ truyền do tổ tiên cha ông truyền lại kết hợp với vật lý trị liệu.

Với thời gian cùng sự tận tâm nghiên cứu, học hỏi, chị đã biến những thang thuốc tưởng chừng như đơn giản ấy thành điều kỳ diệu đó là giúp đẩy lùi một số căn bệnh nan y mà Tây y gần như bó tay; giành giật sự sống cho không ít người bệnh khỏi lưỡi hái tử thần. Cụ thể các trường hợp

Bà Nguyễn Thị Nhi (49 tuổi), ở tổ 13, phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê) bị huyết áp cao từ mấy năm nay. Ngày 12/11/2015, bà nhập viện vào Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng trong tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, méo miệng và liệt nửa người, không nói và không tự đi lại được. Sau khi xét nghiệm và chụp CT, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não bán cấp, hậu quả từ biến chứng của tăng huyết áp bất thường, điều trị tại Khoa Y học cổ truyền. Chỉ trong vòng 10 ngày điều trị bà đã tự đi lại được, cười nói bình thường và xuất viện trong niềm vui khôn tả của người thân.

Ông Nguyễn Văn Dư (64 tuổi), ở tổ 26, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ nhập viện trong tình trạng không còn nhận biết được điều gì nữa, liệt nửa người, đại tiểu tiện không tự chủ, tim loạn nhịp rung nhĩ, đường huyết tăng cao. Trước đó, bệnh nhân này bị đột quỵ tai biến, hôn mê vào điều trị tại một bệnh viện lớn của thành phố Đà Nẵng hơn 20 ngày, nhưng do bệnh không thuyên giảm nên ngày 17/3/2016, gia đình quyết định chuyển sang Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng để chữa trị bằng thuốc Nam. Sau khi chụp CT và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não do cao huyết áp, loạn nhịp tim do bị bệnh tim mạch cũ và đái tháo đường và cũng được chuyển về Khoa Y học cổ truyền điều trị.

Bằng những bài thuốc Nam bí truyền kết hợp với Tây y, chỉ sau 5 ngày, ông Dư đã nói được và 10 ngày đã tự đi lại được. Ngày 4/4 vừa qua, ông xuất viện với nụ cười rất tươi khi chia tay những người đã hết lòng cứu chữa cho ông gần nửa tháng qua.

Không thể kể hết những bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ những thang thuốc Nam tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng. Chỉ biết rằng, quyển sổ ghi cảm nhận của bệnh nhân tại khoa dày đặc chữ của những người đã được các y, bác sĩ ở đây tận tình cứu chữa và rất nhiều thư cảm ơn của người bệnh sau khi xuất viện gửi đến bệnh viện.

Từ thành công ban đầu, Chị và Khoa Y học cổ truyền của bệnh viện đã từng bước tiến lên đột phá, thay vì phải sắc thuốc uống hằng ngày, để tiện cho việc điều trị, đã bào chế thành công các loại thuốc Nam thành những viên thuốc tễ, người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra để có các bài thuốc đặc hiệu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, y, bác sĩ của khoa đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công nhiều bài thuốc cổ phương quý như bào chế viên hoàn mềm Ngưu Giác Linh điều trị đột quỵ, tai biến mạch máu não cực kỳ hiệu quả. Phương thuốc này dùng rất tốt cho các bệnh nhân bị cao huyết áp phòng tai biến và phục hồi được cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cũ, điều trị cho những bênh nhân nhồi máu cơ tim , thiểu năng vành ,thiểu năng tuần hoàn não,rối loạn tiền đình ,viêm não ,liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả lành bệnh cao. Tại khoa, nhiều bệnh nhân bị tổ đỉa, vẩy nến, á sừng, xơ gan, đái tháo đường, gout... đã được điều trị lành bệnh chỉ bằng những thang thuốc Nam bao gồm một số loại thảo dược thông thường, có sẵn trong đời sống quanh ta.

Sắp tới, loại thuốc Nam được bào chế này, bệnh viện sẽ đăng ký thương hiệu độc quyền. Đây cũng sẽ là bước đột phá, tin vui cho mọi bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo có thể tiếp cận được các phương thuốc quý của ông cha từ ngàn xưa để lại

Dấu ấn sau 1/5 thế kỷ

Nhìn lại cả quãng đường dài đầy chông gai khó khăn mà mình đã đi qua, chị Tư Hằng mỉm cười khi nói về những thành tích, những ghi nhận mà bệnh viện chị đã đạt được: “Bệnh viện chúng tôi được nhận danh hiệu Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008, “ tốp 100 thương hiệu nổi tiếng Asean ” năm 2015 .Bộ Y tế tặng bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển Bệnh viện 10 năm; Bằng khen và Cờ thi đua Bộ Y tế về BV xuất sắc toàn diện các năm từ 2008 đến nay ”.

Chị không nói về mình nhưng qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nữ bác sỹ này cũng đã từng được vinh danh các danh hiệu như: “Top 10 Doanh nhân ưu tú Việt Nam năm 2008”, “Giám đốc điều hành doanh nghiệp giỏi của TP. Đà Nẵng”; “Bằng khen Nữ doanh nhân tiêu biểu toàn quốc”. “Top 10 Doanh nhân Vì sức khỏe cộng đồng 2013”, “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh 2014 ’’… Những cống hiến của chị cũng được ghi nhận khi bản thân chị được tin tưởng bầu là Đại biểu HĐND TP Đà Nẵng khoá 2004-2011; được chọn đi dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Cairo Ai Cập; Được chọn báo cáo điển hình tại Hội nghị mạng lưới lãnh đạo nữ APEC tại Hà Nội; Được chọn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Berlin (Đức).

Song trên hết những danh hiệu, giải thưởng đó, điều chị thực sự tự hào và lấy làm hãnh diện đó chính là niềm tin yêu của bệnh nhân khi đến với bệnh viện đa khoa Bình Dân của chị.

Có thể nói, 20 năm qua, Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng đã làm tròn sứ mệnh chữa bệnh cứu người, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi bệnh nhân. Có lẽ đây là chìa khóa thành công để bệnh viện liên tục giành những phần thưởng cao quý của chính quyền, các ban, ngành ở Trung ương và địa phương trao tặng và hơn hết luôn là điểm đến tin cậy của bệnh nhân trên mọi miền đất nước.

“Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang". Cả cuộc đời mình, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã luôn sống, làm việc và noi theo lời Bác Hồ đã dạy. Chị đã cống hiến và dành trọn ước mơ của mình cho những người dân nghèo, những người “bình dân” trong cuộc sống.

Bệnh viện Bình dân đã có những mũi nhọn chuyên sâu: Điều trị bệnh bướu cổ bằng phẫu thuật , sử dụng thuốc nam gia truyền để điều trị các bệnh mãn tính và hiểm nghèocó hiệu quả cao .Trong thời gian qua bệnh viện ứng dụng thành công đề tài khoa học sử dụng propranolon để điều trị bướu cổ basedow bằng phẫu thuật tức thì và đã phẫu thuật cho 45.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong 0%.Cùng với thực hiện chủ trương miễn giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo, đối tượng chính sách, nhiều năm qua, Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo; miễn giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo, đối tượng chính sách gần 7,4 tỷ đồng; khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn lượt người.

Những tâm sự ấm lòng 20 năm

Sẽ không công bằng khi không tìm hiểu về những người bệnh đang được điều trị tại bệnh viện này. Chúng tôi đến phòng bệnh số 3, khoa Ngoại khi người phụ nữ chừng 50 tuổi, cổ băng trắng toát đang chuẩn bị hành trang xuất viện. Đó là bà Lê Thị Mười, ngụ ở Đắc Lắc nhập viện cách đây hơn 10 ngày để mổ bướu cổ. Tâm sự với PV, bà Mười kể: “Tôi bị bệnh bướu cổ lâu lắm rồi, đi 4-5 bệnh viện, vào tận thành phố Hồ Chí Minh, ở đâu người ta cũng nói phải mổ, nhưng chờ đợi điều trị 2-3 tháng mới mổ được. Nhà neo người, kinh tế khó khăn, không có điều kiện ở lại lâu, đành về quê điều trị bằng thuốc Nam. Khi biết Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng chữa bệnh bướu cổ nhanh và an toàn, tôi ra Đà Nẵng điều trị. Sau khi khám, chỉ ít ngày là mổ, nghe đâu bằng giải pháp “mổ tức thì”. May quá, sự thật đúng như tin đồn. Bây giờ thì tôi đã chuẩn bị cho việc xuất viện rồi”. “Không chỉ khỏi bệnh mà hay tin gia đình tôi thuộc diện nghèo, bệnh viện quyết định miễn giảm 50% viện phí” – Bà Mười hồ hởi nói thêm.

Một người khác là bà Hai, quê Phú Yên nằm giường bên cạnh góp chuyện: “Điều trị ở bệnh viện này, y, bác sĩ tận tình lắm, mỗi phòng bệnh chỉ 4-5 giường, không bao giờ phải nằm ghép”.

Quay trở lại phòng truyền thống của bệnh viện, chúng tôi được xem hàng trăm bức thư của các bệnh nhân ở khắp mọi miền đất nước, đã từng điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng gửi về cho giám đốc và các y, bác sĩ, những người trực tiếp chữa trị cho họ. Đó là câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Xuân Lời, ở Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình với lá thư dài 4 trang giấy học trò gửi đến cán bộ, nhân viên, y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng. Trong đó có đoạn: “Tôi có vài lời nhận xét về bệnh viện như sau: Thứ nhất, đây là bệnh viện có đội ngũ thầy thuốc tận tình, chu đáo, chăm sóc bệnh nhân ân cần, thân thiết. Thứ hai, bệnh viện thoáng và sạch sẽ. Thứ ba, kết cấu bố trí giữa các tầng, các khoa phòng rất khoa học, tiện lợi cho bệnh nhân nhất...”.

Một lá thư khác của bà Bùi Thị Minh ở Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định thì viết: “Điều trị bệnh tại Bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng, tôi thấy các y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tận tình như người thân của họ”.

B.Q

Bảo Trâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top