Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh truyền nhiễm

Thứ sáu, 09:11 16/05/2014 | Y tế

GiadinhNet - Trước tình hình dịch bệnh mùa hè diễn ra phức tạp, sáng 15/5, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tay, chân, miệng và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp. Hội nghị có sự tham gia của các bệnh viện có Khoa Nhi, Khoa Truyền nhiễm Trung ương và các bệnh viện tuyến tỉnh từ Huế trở ra.

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh truyền nhiễm 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến (phải) thăm một bệnh nhi tay, chân, miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Đỗ Bá

 
Rất nhiều người không rửa tay bằng xà phòng  khi thăm bệnh nhân

Trước tình hình dịch bệnh diễn ra có chiều hướng phức tạp, Bộ Y tế đã có những cảnh báo ngay từ đầu vụ dịch và chia sẻ những kinh nghiệm trong phòng chống dịch nhằm giảm tỷ lệ người dân mắc bệnh, hạn chế tình trạng quá tải tại các bệnh viện và giảm tối đa tử vong.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, đến nay trên toàn quốc đã có 20.500 trường hợp mắc tay, chân, miệng trong đó có 2 trường hợp tử vong. Đối với bệnh sốt xuất huyết đã có 900 trường hợp mắc và 4 trường hợp tử vong.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên chỉ đạo: “Các Sở Y tế phải quan tâm hơn nữa đến công tác y tế dự phòng, truyền thông để người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, diệt lăng quăng, ngủ màn để đề phòng muỗi đốt... Phải rốt ráo truyền thông việc phòng chống dịch bệnh hàng ngày trên các đài phát thanh; Rà soát công tác khám chữa bệnh để có thể đề xuất UBND các tỉnh chuẩn bị phương án, thuốc men dự phòng kịp thời, chuẩn bị trang thiết bị và đào tạo cán bộ sử dụng, vận hành các trang thiết bị đó...”.

Trong buổi tập huấn, ThS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có bài hướng dẫn điều trị bệnh tay, chân, miệng. ThS Đỗ Thiện Hải cho biết, trong công tác phòng chống dịch bệnh, đôi khi phải có những trả giá mới có được những kinh nghiệm. Bệnh tay, chân, miệng là do virus tấn công, không quá mới lạ với người dân. Biểu hiện của bệnh thường là sốt, phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh rất dễ lây. Trẻ từ 3-5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Có hai thời điểm giao mùa thường bùng phát bệnh, đó là tháng 3, 4, 5 và tháng 10,11,12. Điều đáng lo ngại là ý thức phòng bệnh của người dân chưa tốt. ThS Đỗ Thiện Hải cho biết, đa số người nhà vào thăm con cháu mình, khi ra khỏi phòng bệnh rất ít người rửa tay hoặc làm các biện pháp diệt khuẩn dù bệnh viện đã trang bị sẵn các dung dịch diệt khuẩn và có dán biển cảnh báo hướng dẫn tại các khoa phòng.
 
Không nên lạm dụng truyền dịch

Theo các chuyên gia, những trẻ bị tay, chân, miệng thường khóc 15 phút rồi lại ngủ và rất hay giật mình. Có nhiều trẻ bị biến chứng từ nhẹ sang nặng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, việc phối hợp giữa người nhà và các điều dưỡng trong việc theo dõi trẻ hết sức quan trọng.

Có một chi tiết mà ThS Đỗ Thiện Hải nhận thấy, đó là đa số các bà mẹ khi đưa con vào viện đều hỏi: “Sao không truyền dịch cho con tôi?”. Khi trẻ sốt, khá nhiều phụ huynh yêu cầu bác sỹ truyền dịch hoặc dùng kháng sinh cho trẻ. Nhưng điều này rất nguy hiểm bởi không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Chỉ khi nào trẻ sốt cao vài ngày, không ăn được, nôn, đi ngoài mất nước nhiều thì mới nên truyền dịch. Trẻ có cân nặng khác nhau thì truyền một lượng dịch khác nhau. Nếu như truyền thừa dịch dễ gây phù phổi, phù não, thậm chí dẫn đến gây tử vong.

BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM chia sẻ kinh nghiệm, khi trẻ nghi bị tay, chân, miệng cần phải tái khám mỗi ngày. Các lỗi thường gặp trong chẩn đoán và điều trị:  Không theo dõi sát mạch và huyết áp của trẻ; Nhiệt độ lấy ở nách khác với nhiệt độ ở hậu môn; Truyền dịch quá nhanh khiến bệnh nhân sốc…
 
TP HCM: Dịch bệnh đồng loạt gia tăng

Cũng trong ngày15/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có chuyến thị sát nắm tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại TPHCM.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Y tế, lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - BS Nguyễn Trí Dũng đã dẫn số liệu cho thấy các bệnh truyền nhiễm tại địa phương này đồng loạt gia tăng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên BS Dũng cho hay, bệnh sốt xuất huyết tăng cao bất ngờ nhưng đã giảm nhanh từ tuần thứ 5. Địa phương này đang trong thời kỳ thấp điểm về bệnh sốt xuất huyết ở cả phạm vi lẫn độ nặng. Về bệnh sởi, sau những chuyển biến tăng, giảm liên tục từ những tuần đầu tiên của năm 2014, đến nay dịch đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trong tuần 19, số ca mắc bệnh sởi giảm còn 154 ca (tuần 18 là 218 ca). Tỷ lệ biến chứng do mắc sởi cũng giảm nhanh, hiện còn 24,7% so với 33,4% hồi đầu năm và 85% hồi tháng 9/2013. Liên quan đến bệnh tay, chân, miệng, BS Dũng cho biết, ca bệnh tăng liên tục từ tuần thứ 7, địa phương này đã trải qua 6 tuần báo động bởi bệnh này tăng vượt mức so với tuần trước đó. Trẻ nhiễm bệnh tay, chân, miệng không chỉ ở TPHCM mà các tỉnh lân cận đang đổ dồn về Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2, khiến công tác điều trị tại hai cơ sở y tế này vô cùng vất vả bởi hạ tầng không đáp ứng đủ.

Nhận định chung sau chuyến thị sát, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ, dịch sởi tại TPHCM đã giảm, sốt xuất huyết chưa vào mùa cao điểm, riêng bệnh tay, chân, miệng thì số lượng tăng cao nhưng công tác điều trị kịp thời nên số ca nặng đã giảm. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao sự chủ động của TPHCM và vai trò của truyền thông y tế trong việc phòng chống dịch bệnh. Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị địa phương này phải chủ động phương án thu dung bệnh nếu có dịch xảy ra. Đồng thời yêu cầu ngành Y tế TPHCM phải linh hoạt trong việc tiêm vaccine sởi, xem xét trưng dụng những điều dưỡng ở các bệnh viện vào công tác tiêm chủng tại địa phương. Thứ trưởng  Nguyễn Viết Tiến cũng chỉ đạo cần tăng cường truyền thông vận động đến người dân, giúp trẻ được bú sữa mẹ nhằm gia tăng hệ miễn dịch tự nhiên. Một vấn đề khác cũng được Thứ trưởng đề cập là chế độ đãi ngộ dành cho tất cả những người đang tham gia phòng chống dịch bệnh…
 
Tại TP HCM, sau 19 tuần đầu năm, bệnh cúm tăng 1,240%, viêm gan tăng 37,7%, sốt xuất huyết tăng 30,5% với số lượng 2.943 ca (cùng kỳ 2.263 ca), viêm não virus tăng 64,6%, tay, chân, miệng tăng 26,3% với số lượng 3.373 ca (cùng kỳ 2.630 ca), thủy đậu tăng 244,7%, quai bị tăng 35,7%. Đặc biệt, phát ban nghi sởi tăng đến 13,225% với số lượng 1.599 ca (cùng kỳ chỉ 12 ca).
 
Hoài Nam- Thanh Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 12 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top