Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mớm cơm có thể lây bệnh tay, chân, miệng

Thứ hai, 07:45 09/06/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh tay, chân, miệng lưu hành hầu hết ở các tỉnh nước ta và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine dự phòng. Các báo cáo trước đây đều cho thấy số người mắc căn bệnh này giảm so với năm 2013. Tuy nhiên, những ngày gần đây, bệnh bắt đầu có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể lây lan nhanh qua nhiều thói quen thiếu vệ sinh hàng ngày.

Mớm cơm có thể lây bệnh tay, chân, miệng 1

Lễ hưởng ứng Chiến dịch Quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng tại tỉnh Cà Mau.  Ảnh: D.Chiến

 
Không nên chủ quan

Tay, chân, miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, nhưng ở một số trường hợp có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nặng như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những năm gần đây, bệnh tay, chân, miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tính đến 20/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số ca mắc bệnh này đang gia tăng tại Trung Quốc (675.139 trường hợp mắc- tăng 1,9 lần), Ma Cao (1.321 trường hợp mắc- tăng 1,8 lần), Singapore (6.856 trường hợp mắc- tăng 1,03 lần) so với cùng kỳ năm 2013.

Tại nước ta, tích lũy từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận gần 27.000 trường hợp mắc bệnh tại 62 địa phương, có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa- Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2013, số ca mắc trên cả nước giảm 11,8%, số tử vong giảm 9 trường hợp.

Mặc dù số ca mắc và số tử vong đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, nhưng Cục Y tế dự phòng nhận định, trong điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nếu không triển khai các biện pháp tích cực phòng chống thì nguy cơ dịch gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra.
 
Cần cách ly ngay với trẻ mắc bệnh

Để phòng chống được bệnh tay, chân, miệng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Về ăn uống, Bộ Y tế khuyến cáo, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi. Cũng không nên cho trẻ dùng chung, khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Để phòng tránh bệnh, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt hàng ngày. Cần thường xuyên lau sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cánh cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường…

Các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em để phát hiện bệnh kịp thời. Trong trường hợp phát hiện trẻ mắc bệnh, cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Trẻ bị bệnh cần phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không đưa trẻ đến lớp và chơi với trẻ khác nếu còn biểu hiện của bệnh.
 
Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay, chân, miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

Bệnh do vius gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống virus cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh.

Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:

- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như nước ngọt có ga hay nước cam).

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn.

- Dùng thuốc điều trị triệu chứng theo lời khuyên của bác sĩ.
 
Hoàng Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top