Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc bệnh "hoàng gia" hiếm gặp, nam thanh niên "tốn" gần 5 tỷ đồng tiền điều trị của bảo hiểm

Thứ năm, 19:11 22/11/2018 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh nhân này mỗi ngày phải dùng từ 4 - 6 lọ yếu tố VIII rất đắt tiền. Bệnh rất nguy hiểm, phải truyền máu liên tục và điều trị bằng các thuốc cầm máu hỗ trợ, ngừng thuốc sẽ ảnh hưởng tính mạng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đây cho biết một bệnh nhân 34 tuổi, nam giới, quê tỉnh Vĩnh Long được bảo hiểm chi trả cho đến thời điểm hiện tại là 4.729.959.159 đồng (thuộc đối tượng được bảo hiểm chi trả 100%).

Bệnh viện Chợ Rẫy (nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân này) cho biết bệnh nhân bị bệnh hemophilia A - căn bệnh rối loạn đông máu.

Về quy trình điều trị, bệnh nhân mỗi ngày phải dùng từ 4 - 6 lọ yếu tố VIII rất đắt tiền. Bệnh rất nguy hiểm, phải truyền máu liên tục và điều trị bằng các thuốc cầm máu hỗ trợ, ngừng thuốc sẽ ảnh hưởng tính mạng.

Chuyện này không mới, đã được BHXH Việt Nam báo cáo vào cuối tháng 11/2017. Năm ngoái, BHYT đã phải chi trả tới 4,5 tỷ đồng cho bệnh nhân này.


Một bệnh nhân teo cơ, liệt chân vì căn bệnh hoàng gia hemophilia.

Một bệnh nhân teo cơ, liệt chân vì căn bệnh "hoàng gia" hemophilia.

Căn bệnh "hoàng gia"

Sở dĩ gọi Hemophilia là căn bệnh "hoàng gia” do bệnh xuất hiện nhiều trong các hoàng tộc châu Âu từ thế kỷ 18-19, trong đó nhiều người qua đời khi tuổi còn rất trẻ.

Sau này, các nhà khoa học xác định, nguyên nhân gây bệnh do thiếu yếu tố đông máu. Bệnh được chia làm 2 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9). Tỉ lệ mắc trung bình trên thế giới khoảng 1/10.000 dân. Hemophilia có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm cầm máu.

Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X, do đó nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh còn phụ nữ thường xuất hiện dưới dạng mang gene bệnh nên không có triệu chứng.

Hemophilia là bệnh tương đối hiếm gặp. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra gánh nặng lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gene Hemophilia.

Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng gần 40% bệnh nhân được phát hiện và chăm sóc thường xuyên. Như vậy, còn khoảng 60% bệnh nhân Hemophilia trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.

Triệu chứng bệnh "hoàng gia" thường xuất hiện khi trẻ tập đứng, đi

Các bác sĩ chuyên ngành Huyết học cho biết, triệu chứng lâm sàng của bệnh "hoàng gia" này thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.

Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh là sự chảy máu khắp các vị trí trên cơ thể, điển hình nhất là sự chảy máu ở các cơ, khớp. Chảy máu tái phát nhiều lần gây đau đớn và dẫn tới tàn tật, thậm chí có thể gây tử vong. Máu không chỉ chảy do chấn thương mà ở trường hợp nặng có thể tự chảy.

Các biến chứng của Hemophilia bao gồm tổn thương khớp do chảy máu lặp đi lặp lại dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ khiến nhiều người dễ nhầm tưởng bệnh khác.

Ngoài ra còn xảy ra tình trạng chảy máu bên trong, xuất hiện các triệu chứng thần kinh do xuất huyết trong não, gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng như viêm gan hoặc khi tiếp nhận máu hiến tặng.

Khoa Điều trị Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này. Hầu hết bệnh nhân trước khi đến bệnh viện đều không biết về căn bệnh và những biểu hiện của bệnh.

Riêng đối với trẻ nhỏ, mặc dù vẫn vui chơi không khác gì những đứa trẻ khác, các bé phải chịu cơn đau từ trong khớp và không được chạy nhảy. Không ít những phụ nữ liên tiếp phải hứng chịu nỗi đau khi sinh con ra bị bệnh, con chết mà không biết vì sao.

Đến nay, bệnh máu khó đông vẫn chưa có thuốc chữa. Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài.

Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư hiện quản lý gần 1.500 bệnh nhân hemophilia và các rối loạn đông máu khác. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đầy đủ, họ có thể sống như người bình thường. Phần lớn nam giới mắc bệnh máu khó đông nhưng phụ nữ lại là người mang gene.

Trung bình một lần điều trị, chi phí khoảng 30 triệu đồng, có những trường hợp chảy máu nặng, tuần nào cũng chảy máu thì chi phí có thể lên tới 1 – 2 tỷ đồng.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 10 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top