Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ lùng chuyện “nuôi muỗi” trên đảo Trí Nguyên

Chủ nhật, 08:30 01/05/2016 | Y tế

GiadinhNet - Muỗi vằn (Aedes Aegypti) mang virus Dengue là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người. Chính vì vậy, Bộ Y tế luôn chuyển tải đến cộng đồng thông điệp “diệt loăng quăng sẽ không có muỗi và sẽ hết bệnh sốt xuất huyết”. Tại vùng biển Khánh Hòa, một nhóm chuyên gia đang miệt mài với Dự án tạo ra nhiều muỗi vằn "có vaccine" rồi thả ra đảo Trí Nguyên. Điều ngạc nhiên là kể từ đó, cộng đồng sống trên đảo này không còn mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Cho muỗi ăn máu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (ảnh được cung cấp bởi Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”).
Cho muỗi ăn máu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (ảnh được cung cấp bởi Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”).

Thuyết phục người dân đảo cho… thả muỗi

Trong một thời gian dài trước tháng 4/2013, khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo Trí Nguyên (cách cảng biển TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2km) liên tục bị “quấy rầy” bởi các chuyên gia và cộng tác viên thuộc Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” có văn phòng đặt tại Viện Pasteur Nha Trang. Bởi những người thực hiện Dự án, khi gặp người dân chỉ xin một chuyện duy nhất: Thả muỗi.

Nghe qua, hầu hết cư dân trên đảo đều tỏ ý lo lắng. Sở dĩ họ "ngại" lời đề nghị “kỳ cục” này là vì hàng năm, cứ đến mùa dịch bệnh sốt xuất huyết thì hòn đảo tuyệt đẹp này cũng không ngoại lệ, hàng trăm người lại phải vào đất liền điều trị bệnh. Thế nhưng, bằng những lập luận chắc chắn, các chuyên gia và cộng tác viên thuộc Dự án “thả muỗi” kỳ lạ đã thuyết phục từng người, từng hộ gia đình, đồng ý. “Theo nguyên tắc, toàn bộ cư dân trên đảo phải đồng ý cam kết bằng văn bản trên tinh thần tự nguyện, sau khi đã thấu đáo mục tiêu và phương pháp thực hiện thì Dự án mới được phép tiến hành...”, TS.BS Nguyễn Bình Nguyên, điều phối viên thực địa Dự án cho hay.

“Quả là thuyết phục được toàn bộ cư dân trên đảo Trí Nguyên không hề đơn giản. Các chuyên gia và cộng tác viên dự án đã tìm đủ mọi cách để giải thích cặn kẽ và thấu đáo nhất”, TS Nguyễn Bình Nguyên chia sẻ. Đến thời điểm này, toàn bộ người dân trên đảo đã rành “lai lịch” của những “chú muỗi dự án”. Theo cách hiểu của cư dân đảo, đó là loại muỗi vằn nhưng “có vaccine” nên không thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho người, lại khiến “bọn muỗi con sinh ra cũng không còn khả năng lây bệnh sốt xuất huyết”.

Hết sốt xuất huyết nhờ... “muỗi dự án”

Cán bộ Dự án thu mẫu bọ gậy tại hộ gia đình về làm thí nghiệm.
Cán bộ Dự án thu mẫu bọ gậy tại hộ gia đình về làm thí nghiệm.

Thực hư câu chuyện muỗi có vaccine này ra sao? Chúng tôi mang thắc mắc hỏi TS Nguyễn Bình Nguyên. “Nói cách chính xác hơn là “muỗi dự án” (loại muỗi vằn lưu hành trên đảo) đã được gây nhiễm khuẩn Wolbachia. Loại vi khuẩn này tồn tại sẵn trong tự nhiên và được tìm thấy trên 60% loài côn trùng sống xung quanh con người như: Ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn… Khuẩn Wolbachia (lấy ra từ ruồi giấm) khi được gây nhiễm vào muỗi vằn sẽ khống chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết và một số virus khác trong cơ thể muỗi. Vì vậy, người dân hiểu "muỗi dự án" có vaccine ngăn bệnh sốt xuất huyết cũng không xa bản chất sự việc là mấy...”, TS Nguyễn Bình Nguyên vui vẻ giải thích.

Cũng theo chuyên gia điều phối dự án “thả muỗi”, điểm đặc biệt của Dự án này nằm ở chỗ, muỗi cái nhiễm khuẩn Wolbachia “kết” muỗi đực không nhiễm sẽ sinh ra thế hệ muỗi con đều nhiễm khuẩn. Còn muỗi đực nhiễm khuẩn Wolbachia “kết” muỗi cái không nhiễm sẽ khiến họ nhà muỗi “tuyệt hậu” vì trứng đẻ ra không thể nở thành loăng quăng. Trường hợp còn lại là cả muỗi đực lẫn muỗi cái đều nhiễm khuẩn Wolbachia, khi “kết” nhau sinh con đẻ cái cũng đều di truyền khuẩn này. Nói cách khác, thông qua quá trình sống tự nhiên, “muỗi dự án” sau khi được thả ra đảo Trí Nguyên sẽ lây lan khuẩn Wolbachia với tốc độ nhanh, khiến quần thể muỗi hiện hữu tại đảo mất dần khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Được sự đồng ý của toàn bộ cư dân đảo, từ tháng 4 - 9/2013, các chuyên gia và cộng tác viên thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” bắt đầu thả muỗi vằn nhiễm khuẩn Wolbachia. Muỗi được thả bằng cách đưa lọ nước có chứa loăng quăng đến một số hộ gia đình. Đến tháng 5/2014, Dự án tiếp tục đợt thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia đợt 2. Lần này cũng kéo dài đến tháng 11/2014, nhưng khác lần trước là thả muỗi trưởng thành nhiễm khuẩn Wolbachia để tránh hao hụt số lượng “muỗi dự án”.

“Từ khi thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia qua 2 lần đó, tới nay muỗi vằn nhiễm khuẩn Wolbachia vẫn tự duy trì trên đảo Trí Nguyên, tự truyền khuẩn Wolbachia cho các thế hệ muỗi sau qua con đường sinh sản tự nhiên”, TS Nguyễn Bình Nguyên cho biết.

"Một tên trúng hai đích"

Theo thông tin chính thức từ Dự án đặc biệt này, kết quả giám sát liên tục dịch tễ sốt xuất huyết Dengue trên đảo Trí Nguyên, sau thời điểm thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia cho thấy, không có ca bệnh nào trong năm 2014. Đến năm 2015, chỉ phát hiện 1 ca bệnh sốt xuất huyết trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này.

Được biết, “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” là dự án được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) hợp tác cùng Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hòa và các nhà khoa học thuộc ĐH Monash (Úc) nghiên cứu từ năm 2006. Trong bối cảnh rộng hơn, hiện ngoài đảo Trí Nguyên thuộc Việt Nam, 4 quốc gia khác là Úc, Indonesia, Brazil và Columbia cũng tham gia tiến hành thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia ra thực địa. “Kết quả thực địa tại 4 quốc gia nói trên cũng tương tự tại đảo Trí Nguyên. Hiện các nhà khoa học Việt Nam và Úc vẫn đang theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu”, TS Nguyễn Bình Nguyên thông tin thêm.

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam từng phải “đau đầu” với virus Zika (gây nên chứng đầu nhỏ ở thai nhi, có liên quan đến việc lây truyền từ muỗi vằn) liệu Dự án thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia có phải là "một mũi tên trúng hai đích"? “Về lý thuyết, khuẩn Wolbachia khi gây nhiễm vào muỗi vằn không chỉ ức chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết mà còn ức chế sự phát triển của một số virus khác trong cơ thể chúng. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong số virus có trong cơ thể muỗi vằn bị khuẩn Wolbachia ức chế phát triển có cả virus gây nên chứng Zika. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn điều này cần có thêm thời gian...”, TS Nguyễn Bình Nguyên giải thích.

Sốt xuất huyết Dengue là dịch bệnh hiện đang lưu hành trên 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc hàng năm. Tới thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh hữu hiệu. Trong những dự án đầy tham vọng, một số hãng dược phẩm đã loan tin thử nghiệm vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết với tỷ lệ phòng ngừa đạt từ 20% - 60% tùy từng tuýp virus (có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành). Để đạt tỷ lệ ngừa bệnh này, ước tính chi phí vào khoảng 200 - 250 USD/người. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Bình Nguyên, cư dân đảo Trí Nguyên không mất đồng nào vẫn thoát bệnh sốt xuất huyết Dengue một cách lâu dài, bền vững nhờ Dự án thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia.

Bao giờ nhân rộng?

Theo TS Nguyễn Bình Nguyên, việc nhân rộng mô hình thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia tương tự tại đảo Trí Nguyên để loại trừ sốt xuất huyết trên phạm vi cả nước vừa là mục tiêu, vừa là ước mơ của những người thực hiện Dự án.

Được biết, dự kiến khả năng nhân rộng sẽ diễn ra sau năm 2017. Từ nay đến lúc đó, các nhà khoa học Việt Nam và Úc sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu thực địa. Theo TS Nguyễn Bình Nguyên, trước khi quyết định triển khai thí điểm thực địa tại Úc và Việt Nam, các nhà khoa học hàng đầu và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia. Kết luận cuối cùng từ Hội đồng đánh giá cho thấy, “đây là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường. Trong một lưu ý được cho là quan trọng với cộng đồng được các chuyên gia thực hiện Dự án thông tin là “muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene và ngoại lai (sử dụng muỗi địa phương)”.

Thả muỗi để trừ bệnh sốt xuất huyết, bạn có tin không? Riêng cư dân hiện đang sinh sống trên đảo Trí Nguyên đến thời điểm này đã đặt trọn lòng tin vào những “chú muỗi dự án” nhiễm khuẩn Wolbachia, vốn giúp họ thoát khỏi sự uy hiếp của bệnh sốt xuất huyết Dengue từ năm 2014 tới nay.

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top