Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng thuốc Việt”: Cần cơ chế ưu tiên

Thứ hai, 11:26 27/08/2012 | Y tế

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, để thuốc do người Việt sản xuất đến với người bệnh thì trước tiên phải vào được hệ thống bệnh viện.

Một dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại tại Hải Dương. Ảnh: V.K.

Muốn làm được điều này, Bộ Y tế, Bộ Tài chính cần phải sửa đổi quy định về đấu thầu, có chính sách, nội dung cụ thể ưu tiên cho thuốc nội.

Chưa vươn tới các chuyên khoa đặc biệt

Theo thống kê của Bộ Y tế, tuy đã đáp ứng được đến 48% nhu cầu thuốc trong nước nhưng số lượng thuốc nội được sử dụng trong các bệnh viện chuyên khoa còn rất hạn chế. Nếu như tại các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã, tỉ lệ sử dụng thuốc nội lên đến 70-80%, thì ở bệnh viện Trung ương tỉ lệ này chưa đến 30%. Đặc biệt, tại các bệnh viện chuyên khoa như: Mắt, ung bướu, tim... chỉ 5% thuốc nội được sử dụng.

BS Trần Phan Dương, BV Nhi TƯ cho rằng, việc điều trị ở tuyến địa phương hầu hết là các bệnh thông thường, nên nhu cầu sử dụng thuốc nội cao hơn. Nhưng thuốc ở các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa sâu thường là thuốc chuyên khoa, đặc trị, thậm chí cả những thuốc mới, thuốc độc quyền thì chưa phải là thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước. Hiện, đa số doanh nghiệp ở nước ta chỉ chú trọng thuốc thông thường, trong khi một số nhóm thuốc đặc trị lại bị né tránh, nhường thị phần cho thuốc ngoại. Việc đầu tư sản xuất trong nước chỉ dừng lại ở chỗ nhập nguyên liệu về bào chế, chiến lược    marketing yếu nên không cạnh tranh nổi với thuốc ngoại…

Theo các chuyên gia dược, trong 5 năm trở lại đây, các mặt hàng thuốc generic (thuốc gốc) của Việt Nam không thua kém so với Ấn Độ, Hàn Quốc như thuốc điều trị về thần kinh, huyết áp, thuốc tiêm, dịch truyền... Tuy nhiên, số lượng thuốc nội vào bệnh viện cũng chỉ mới tăng 10%-20% trong hai thập kỷ qua.

Dù thuốc generic trong nước được đánh giá cao, nhưng nhiều bác sĩ và bệnh nhân vẫn chuộng thuốc ngoại. Nhiều người quan niệm nguyên nhân của tình trạng này là do tâm lý “tiền nào của nấy” của bệnh nhân và cả bác sĩ. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Văn Tuấn – Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TP Hồ Chí Minh có cách nhìn khác: Thuốc của một hãng được sản xuất ra trong cùng hệ thống nhà máy trên toàn thế giới sẽ có chất lượng như nhau vì cùng nguồn nguyên liệu và dây chuyền công nghệ. Sở dĩ, giá thuốc sản xuất tại Việt Nam rẻ hơn là do chi phí nhân công, quản lý, đóng gói, vận chuyển thuốc… thấp hơn. Hiện nay, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đạt GMP WHO, đã thử tương đương sinh học thì chất lượng không thua kém gì thuốc ngoại nhập.

Cần thêm cơ chế ưu đãi
 

Theo thống kê, năm 2009 Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 2010, giá trị sản xuất thuốc trong nước đạt hơn 919 triệu USD, đáp ứng hơn 48% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước.

Theo ông Nguyễn Văn Tựu, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị tiền sử dụng thuốc đang bị giảm dần trong các năm gần đây: Từ 52% (năm 2007) xuống còn 47% (năm 2011). Hiện công nghệ sản xuất thuốc nội chủ yếu tập trung vào sản xuất thuốc gốc nên ít quan tâm đến sản xuất các thuốc chuyên khoa đặc trị.

Cũng theo ông Tựu, hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh chưa đặt ra yêu cầu về tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước. Nguyên nhân vì chưa có một văn bản quản lý của cơ quan có thẩm quyền quy định phải tăng tỷ lệ này tại các cơ sở khám chữa bệnh hoặc chưa có cơ chế ưu đãi đối với thuốc nội khi đấu thầu vào bệnh viện. “Hiện nay mới dừng lại ở vận động, kêu gọi nên phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của Hội đồng thuốc và đội ngũ thầy thuốc khám bệnh, kê đơn”, ông Tựu nói.

BS Trần Viết Tiệp, Giám đốc BV Hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, chủng loại mặt hàng thuốc nội tuy đa dạng với 520 hoạt chất nhưng chưa có nhiều thuốc chuyên khoa, đặc biệt là thuốc chuyên khoa sâu như tim mạch, tiểu đường. Hệ quả là nhiều cơ sở điều trị rất muốn ưu tiên sử dụng thuốc nội nhưng trong nước chưa sản xuất được.

Theo dự thảo Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế, khó khăn khi thực hiện Đề án này còn chính ở nhóm một số thầy thuốc kê đơn khám chữa bệnh. Vì nguồn thu nhập hoa hồng trong kê đơn thuốc sản xuất trong nước không cao như hoa hồng từ thuốc nhập ngoại nên nhóm bác sĩ này chưa ủng hộ. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh cũng sẽ giảm đáng kể nguồn thu nhập từ viện phí khi kê đơn thuốc “made in Việt Nam”.
 
Quảng Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 14 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top