Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc quản lý môi trường y tế

Thứ ba, 07:00 15/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Khi xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao, các chuyên gia y tế lo ngại lượng chất thải y tế sẽ còn tiếp tục tăng lên. Chính vì vậy, việc phối hợp liên ngành trong công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo môi trường an toàn luôn được TP Hà Nội nghiêm túc thực hiện.

Việc quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) được thực hiện rất nghiêm túc, đúng quy trình. Ảnh: Chí Cường
Việc quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) được thực hiện rất nghiêm túc, đúng quy trình. Ảnh: Chí Cường

Siết chặt quản lý chất thải y tế, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát

Hà Nội hiện có 41 bệnh viện công lập, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, 584 trạm y tế và khối y tế tư nhân. Từ năm 2012, ngành Y tế Thủ đô đã có 5 dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế của các đơn vị với tổng kinh phí gần 213 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Dung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Thời gian qua, Sở Y tế TP Hà Nội đã ban hành một loạt các kế hoạch, quyết định về việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Ngày 21/4, Sở có Quyết định số 673/2015/QĐ-SYT về việc thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 32 đơn vị, bao gồm 30 trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Kết quả, tại các bệnh viện, việc chấp hành công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường được thực hiện tương đối tốt. Với chất thải rắn y tế ngay tại nơi phát sinh, tất cả 32 đơn vị đều tổ chức phân loại, thu gom tại nguồn. Tuy nhiên, một số đơn vị thu gom chưa đúng mã màu quy định. Hiện 6 đơn vị đã có hệ thống xử lý chất thải rắn tại chỗ, còn lại 26 đơn vị đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý. 43/51 phòng khám đa khoa ở 30 TTYT quận, huyện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 3/4 nhà hộ sinh được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các nhà hộ sinh còn lại sử dụng phương pháp xử lý bằng hóa chất và ký kết với các công ty môi trường để xử lý đúng quy trình.

Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT (ngày 06/7/2015) về việc tăng cường công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện, Sở Y tế đã có Công văn số 3563/SYT-NVY về việc triển khai Chỉ thị, đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc các nội dung được quy định trong Chỉ thị và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Sở Y tế.

Đẩy mạnh tập huấn, phối hợp kiểm tra liên ngành

Thùng phân loại, chứa các loại chất thải có màu sắc theo đúng quy định của Bộ Y tế. Ảnh: Chí Cường
Thùng phân loại, chứa các loại chất thải có màu sắc theo đúng quy định của Bộ Y tế. Ảnh: Chí Cường

Nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn về công tác quản lý chất thải cho cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải các bệnh viện trong và ngoài công lập, các trung tâm y tế, Sở Y tế đã tổ chức 2 lớp tập huấn (từ 25-28/8), mời giảng viên từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai) để tăng cường năng lực cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải cho các đơn vị. Hà Nội cũng tiếp tục cập nhật tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại tất cả các đơn vị...

Khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác phối hợp trong thanh, kiểm tra việc đảm bảo môi trường, ông Nguyễn Văn Dung cũng cho biết, năm 2015, Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương kiểm tra việc đảm bảo môi trường tại các đơn vị; trường hợp xảy ra vi phạm, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Nội dung thanh, kiểm tra tập trung vào các trang, thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải, thiết bị xử lý chất thải y tế; việc thực hiện công tác tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải y tế; kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp...

Cụ thể, Sở Y tế đã phối hợp với Sở TN&MT, Công an TP Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Tân Triều kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải y tế và hoạt động tái chế chất thải y tế nguy hại tại làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Bên cạnh đó, căn cứ Công văn 872/MT-YT ngày 17/8/2015 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc khảo sát công tác vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế, Sở Y tế phối hợp giám sát tình hình cung cấp nước sạch, nhà tiêu, vệ sinh và quản lý chất thải y tế tại một số đơn vị như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm.

Hiệu quả lớn từ đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) là bệnh viện hạng 2 của thành phố. Toàn bệnh viện có 21 khoa, phòng, với gần 300 giường hoạt động. Đây là bệnh viện hàng đầu của thành phố trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về lây nhiễm, dự phòng. Hàng tháng, bệnh viện có khoảng gần 14.000 lượt người đến khám, thường xuyên có khoảng 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú ở đây.

BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, tại bệnh viện, ngoài việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, bệnh viện còn tập trung tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, người lao động để nắm bắt được các quy định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên bệnh viện thường xuyên hướng dẫn người bệnh và gia đình thực hiện đúng phân loại chất thải y tế theo quy định. Bệnh viện cũng lấy việc thực hiện đúng qui định phân loại và xử lý chất thải trong bệnh viện là một trong những tiêu chí để xét thưởng – phạt với CBNV hàng tháng. Bệnh viện đã đầu tư 100% nguồn kinh phí cho công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Theo quan sát của chúng tôi, trong việc phân loại và gom rác, các nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ phân loại và thu gom chất thải rắn tại các khoa, phòng (ngay tại nơi phát sinh chất thải). Từng loại chất thải được đựng trong các túi và thùng có mã màu đúng quy định (xanh, vàng, trắng…). Bệnh viện cũng đầu tư mua thùng chống thủng dùng một lần không tái sử dụng để đựng vật nhọn nguy hiểm (như kim tiêm, bơm kim tiêm…) nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Tại mỗi khoa, phòng đều có thùng và túi đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải; thùng đựng chất thải được vệ sinh hàng ngày; chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm) được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh trước khi thu gom về nơi tập trung. Việc vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế cũng được triển khai cẩn thận, an toàn từ các khoa, phòng, phân loại theo chất thải y tế nguy hại hay chất thải thông thường. BS Tạ Thị Hằng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa) cho biết, trước năm 2012, khi Trạm xử lý nước thải (công suất 300 m3/24h) được xử lý bằng công nghệ AAO của Nhật Bản chưa đi vào hoạt động thường xuyên, để xử lý chất thải lỏng, bệnh viện phải ngâm trong dung dịch CloraminB 1-2% để xử lý, công việc rất vất vả. Nhưng nay, nhờ có trạm xử lý nước thải, tất cả nước thải của bệnh viện được thu gom vào bể lắng tập trung qua hệ thống xử lý tự động. Kết quả quan trắc ngày 4/9/2015 cho thấy, nước thải sau xử lý tại bệnh viện đảm bảo các chỉ tiêu trong giới hạn cho phép (QCVN 28: 2010/BTNMT), đảm bảo môi trường bệnh viện trong sạch và các khu vực xung quanh.

Sự phối hợp liên ngành hiệu quả

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường công tác thanh kiểm tra liên ngành về công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn. Nội dung thanh, kiểm tra tập trung vào các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải, thiết bị xử lý chất thải y tế; việc thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải y tế; công tác an toàn, quản lý vệ sinh lao động sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp...Kết quả kiểm tra được gửi tới các đơn vị và yêu cầu khắc phục ngay những tồn tại nếu có.

Sở Y tế thường xuyên có văn bản chỉ đạo yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn phải thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng quy định, phân công làm rõ người chịu trách nhiệm quản lý trong từng khâu trong công tác quản lý chất thải y tế tại đơn vị; khi chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân phải có đủ tư cách pháp nhân về xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng làm thất thoát chất thải y tế nguy hại ra bên ngoài. Để tiếp tục thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại các cơ sở y tế để chấn chỉnh những tồn tại và thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chất thải y tế, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các đơn vị.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 12 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top