Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần các năm trước

Thứ hai, 07:57 07/09/2015 | Y tế

GiadinhNet - Theo thống kê của Bộ Y tế, Hà Nội hiện là một trong những địa phương có số ca sốt xuất huyết tăng mạnh nhất cả nước (gấp 3 lần các năm trước và “phủ” tại 29/30 quận, huyện) và nguy cơ bùng phát trong những tháng cuối năm rất lớn.

 

BS Hà Huy Tình kiểm tra truyền dịch cho bệnh nhi điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Ảnh: T.Nguyên
BS Hà Huy Tình kiểm tra truyền dịch cho bệnh nhi điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Ảnh: T.Nguyên

 

Số ca mắc tăng chóng mặt

Chỉ trong vài ngày đầu tháng này, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa liên tục tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tất cả giường bệnh tại khu điều trị nội trú trong khoa đã kín chỗ. Phần nhiều trong số này đang điều trị sốt xuất huyết.

ThS.BS Hà Huy Tình, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, trong tháng 7, tháng 8 năm nay, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám, điều trị tại khoa là 156 trường hợp, tăng gấp 3 lần cùng kỳ các năm trước, tập trung trong độ tuổi từ 15-30. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất trong những ngày này là 27 tháng tuổi. Có những bệnh nhân trên 40 tuổi vẫn bị sốt xuất huyết phải nhập viện cấp cứu.

Theo ThS.BS Hà Huy Tình, một trong những điểm chú ý là không ít bệnh nhân do lạm dụng thuốc hạ sốt, có chứa thành phần paracetamol, uống không đúng liều lượng, khoảng cách giữa các lần uống (4 -6 giờ) nên khi xét nghiệm phát hiện men gan tăng cao từ 5 -10 lần so với mức bình thường. Nếu men gan tăng cao kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, gây ngộ độc gan, suy gan.

Tại quận Hà Đông, hiện điểm nóng về sốt xuất huyết là phường Phúc La với 50 bệnh nhân đã được ghi nhận. Dù là ngày cuối tuần, nhưng lượng bệnh nhân tới khám và điều trị sốt xuất huyết tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông liên tục tăng. Chỉ trong hai ngày thứ 6, thứ 7, Khoa tiếp nhận 21 trường hợp. Theo BS Tạ Quang Mậu - Trưởng khoa, không ít bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện muộn vì chủ quan, tưởng nhầm bị sốt virus hoặc sốt phát ban... Việc này không chỉ khiến thời gian điều trị kéo dài mà còn khiến bệnh nhân bị tình trạng nặng. Ngoài ra, bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện muộn có thể rơi vào tình trạng xuất huyết giảm, tiểu cầu giảm quá mạnh, sốc xuất huyết, trụy mạch, suy đa phủ tạng hoặc xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 1/9, toàn thành phố ghi nhận 1.285 ca mắc. Con số này tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2014 (chỉ có 438 ca). Đặc biệt, số mắc liên tục gia tăng trong tháng 7 và tháng 8. Cụ thể: Tháng 7 có 359 ca (tăng 28%), tháng 8 có 633 ca (tăng 49,4%) và tiếp tục có xu hướng tăng cho đến hết tháng 11 tới. Bệnh nhân mắc phân bố tại 29/30 quận/huyện/thị xã (trừ huyện Phúc Thọ). Những tuần gần đây số mắc càng lúc càng tăng mạnh, hiện ghi nhận số người mắc cao tại một số huyện trọng điểm như: Thanh Trì (248 ca), Hoàng Mai (241 ca), Hai Bà Trưng (182 ca), Hà Đông (149 ca)…

Một bộ phận người dân chủ quan, bất hợp tác với ngành Y tế

Các bác sĩ tại khoa truyền nhiễm các bệnh viện ở Hà Nội cho biết, một yếu tố rất quan trọng khiến số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng rất mạnh là thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nóng bức, mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay, sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh, do đó, hoạt động chính của công tác phòng bệnh là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diện rộng diệt muỗi truyền bệnh. Tuy nhiên, tại Hà Nội, hiệu quả còn chưa cao. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế, nhiều hộ gia đình vắng mặt khi cán bộ y tế dự phòng đến nhà phun thuốc. Ông Hạnh cho biết, chỉ 64% hộ gia đình hợp tác với cán bộ y tế đi phun hóa chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết. Trong khi đó, tỷ lệ phun hóa chất phải đạt từ 90% mới đảm bảo hiệu quả chống dịch. Đây là khó khăn lớn cản trở công tác phòng chống dịch bệnh này bởi nếu trong một khu vực mà còn một số hộ không được phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh lây truyền bệnh nên hiệu quả phun diện rộng không đạt được.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, Hà Nội hiện là một trong những địa phương có số mắc sốt xuất huyết tăng mạnh nhất trên cả nước và nguy cơ bùng phát trong những tháng cuối năm rất lớn. “Ngày xưa khi gió heo may về thì dịch sốt xuất huyết thường bắt đầu giảm. Tuy nhiên, theo dõi những năm gần đây cho thấy, xu thế dịch ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc còn tăng mạnh cho đến khoảng cuối tháng 11”, ông Trần Đắc Phu cảnh báo.

 

“Muỗi nhà vua” thích sống ở các nhà cao tầng

Theo PGS Trần Đắc Phu, quan niệm cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ sinh sản, gây bệnh ở môi trường ao tù, nước đọng là sai lầm. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (muỗi vằn), còn được gọi là “muỗi nhà vua” bởi chúng có tập tính đẻ trứng ở nơi chứa nước sạch, không đẻ trứng ở ao tù, cống rãnh, nước thải.

“Muỗi nhà vua” xuất hiện nhiều ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi có các dụng cụ chứa nước của các gia đình. Loại muỗi “siêu đẻ” này trung bình một vòng đời sống được 1 - 2 tháng. Trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng từ 8 - 10 lần trong vòng đời của chúng. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm tháng 9 - 11, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng. Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao, là thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh.

 

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại TPHCM

Tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho hay, tính đến hết tuần thứ 34 (cuối tháng 8/2015), địa phương này có tổng cộng 7.197 ca sốt xuất huyết nhập viện (bao gồm cả số ca sốt xuất huyết đến từ các địa phương thuộc khu vực phía Nam), tăng 53% so với cùng kỳ năm 2014.

“Xét về diễn tiến, số ca bệnh sốt xuất huyết trong 4 tuần qua tăng rất nhanh. Riêng tuần 34, toàn thành phố đã có 391 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện. Giám sát dịch tễ ghi nhận có 64 phường/xã có số ca bệnh liên tục trong 4 tuần gần đây”, BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết thêm.  Trước tình trạng số ca sốt xuất huyết tăng cao, người đứng đầu lĩnh vực Y tế dự phòng TPHCM đã lên tiếng về vấn đề kiểm soát dịch bệnh. “Đây phải là trách nhiệm chung của mọi người, từ chính quyền đến tất cả người dân”.

    Đỗ Bá

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top