Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình có 4 trẻ sơ sinh tử vong vì bú mẹ

Thứ tư, 13:25 27/03/2013 | Y tế

BS. Vũ Tề Đăng, Phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ kể: một em bé bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thể nặng đã may mắn sống sót nhưng trước đó, gia đình bé cũng phải trả một giá khá đắt khi 4 anh chị của bé đều tử vong chỉ sau sinh vài ngày.

Bốn được một: cái giá quá đắt

Tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm có khoảng 60.000 ca sinh. Với tỉ lệ mắc bệnh lý về chuyển hoá nói chung là khoảng 1/1.000 đến 1/2500, trong đó có cả ngàn loại bệnh khác nhau.

Như vậy, mỗi năm có khoảng 50-60 trẻ sơ sinh có khả năng bị các bệnh lý về chuyển hoá nói chung từ nặng đến nhẹ tại Bệnh viện Từ Dũ.

Riêng từ năm 2012 tới nay đã có tới 4 bé được phát hiện bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thể nặng tại đây.

Gia đình có 4 trẻ sơ sinh tử vong vì bú mẹ 1
Thăm khám cho một trẻ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. (Ảnh: báo Đât Việt).

Trong số đó, chỉ có một bé may mắn sống sót, 3 bé còn lại đều không qua khỏi. 2 trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận trong năm 2012 đều phát hiện bệnh muộn. Các bé là con đầu lòng và trở nặng khoảng vào ngày thứ 3 sau bú mẹ.

Bệnh nhi nhập khoa sơ sinh trong tình trạng tím tái, hôn mê, nhịp tim rời rạc. Sau khi được các bác sỹ hồi sức tích cực và điều trị vài ngày thì các bé yếu dần và qua đời.

Một bé đã được xác định bị rối loạn chuyển hóa lipid, bé còn lại bị bệnh lý về chuyển hoá không nằm trong nhóm 48 bệnh được tầm soát.

Ngoài ra, một trường hợp tử vong vừa xảy ra vào đầu tháng 3 tại Bệnh viện Từ Dũ.

Bé là con thứ 2. Bé đầu lòng cũng chỉ mất sau khi sinh vài ngày, được bệnh viện địa phương chẩn đoán là nhiễm trùng sơ sinh.

Do tiền sử đứa con đầu đã có điều bất thường, gia đình đã quyết định sinh bé tại Bệnh viện Từ Dũ.

Khi sinh ra bé hoàn toàn bình thường nhưng tới ngày thứ 3 bé bỏ bú, lừ đừ và nhập viện khẩn cấp vào khoa sơ sinh trong tình trạng tím tái toàn thân, hôn mê, tim rời rạc.

Dù các bác sĩ đã hồi sức tích cực, gửi ngay mẫu xét nghiệm ra nước ngoài nhưng rất tiếc, chưa có kết quả xét nghiệm thì bé đã tử vong sau vài ngày điều trị hồi sức tích cực.

Sau này, kết quả xét nghiệm đã cho thấy bệnh nhi có nhiều vấn đề về chuyển hóa lipid gây ra suy hô hấp và suy tim nặng.

Riêng về em bé bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thể nặng may mắn sống sót, gia đình bé cũng phải trả một giá khá đắt trước đó. 4 anh chị của bé đều tử vong chỉ sau khi sinh vài ngày. Tới lượt bé là lần mang thai thứ 5 của mẹ.

Rút kinh nghiệm từ những đứa con trước, khi mang thai lần thứ năm, mẹ bé đã đến khám và được tư vấn kỹ tại phòng chẩn đoán tiền sản Bệnh viện Từ Dũ cùng đầy đủ các giấy tờ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương với chẩn đoán theo dõi rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

Nhờ thế, khi bé được sinh ra ở Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ đã cho cách ly với sữa mẹ ngay từ những ngày đầu và có hướng điều trị tích cực riêng cho bé.

Kết quả xét nghiệm sau 10 ngày cho thấy bé không thể chuyển hóa được đường galactose.

Tới nay, nhờ các biện pháp hỗ trợ, phòng tránh, bé đã được hơn 1 tuổi, khỏe mạnh.

Rất phức tạp

Bác sĩ Đăng cho biết bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có cả ngàn loại. Ở Mỹ, hay Ả rập Xê Út cũng chỉ tầm soát được chừng trên dưới 50 loại bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Có những bệnh rối loạn chuyển hóa thể nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh mạng em bé ngay khi mới sinh mà bắt đầu phát bệnh sau khi sinh vài tháng đến vài năm.

Cũng có bệnh rối loạn chuyển hóa thể nặng, cấp tính, ảnh hưởng tới sinh mạng trẻ sau khi ra đời vài ngày sau khi được uống sữa.

Hiện, Bệnh viện Từ Dũ đang tầm soát được 3 loại bệnh lý về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là thiếu men G6PD, suy tuyến giáp bẩm sinh và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

Những bệnh này thường không có triệu chứng lâm sàng vào thời điểm trẻ mới sinh ra. Để phát hiện bệnh phải thông qua đợt tầm soát hàng loạt của bệnh viện.

Bằng kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ mới biết em bé nào bị bất thường về chuyển hóa để có hướng xử trí thích hợp.

Ở nước ngoài, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao (gia đình có người mắc bệnh lý di truyền) trước khi kết hôn thường được làm các kiểm tra về di truyền để phát hiện các bất thường về gen có thể gây ảnh hưởng cho con cái.

Việt Nam hiện chưa có dịch vụ này. Nếu người dân có nhu cầu làm, các bác sĩ sẽ phải gửi xét nghiệm ra nước ngoài với chi phí khá cao.

“Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh rất khó chẩn đoán, là bệnh lý chuyên khoa sâu. Nói chung để điều trị bệnh lý này thường sử dụng hai cách chính. Một là tránh cho bệnh nhi ăn các chất mà cơ thể không thể chuyển hóa được. Hai là cho bệnh nhi dùng thuốc kích thích hỗ trợ tạo enzym để giúp cơ thể chuyển hóa chất đó”, bác sĩ Đăng nói.

Theo Vietnamnet

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top