Hà Nội
23°C / 22-25°C

Di truyền, bị la mắng khiến trẻ dễ... tè dầm

Thứ tư, 11:42 04/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Đi tiểu nhiều, tè dầm ban đêm là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ tỏ ý lo lắng khi trẻ đã ở tuổi đủ nhận thức, tự chủ mà vẫn có dấu hiệu “tè không kiểm soát”.

 

Các chuyên gia khuyến cáo: Nếu không được điều trị dứt điểm thì chứng tè dầm sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển tâm sinh lý, đặc biệt là tổn thương lòng tự trọng và tinh thần của trẻ. Ảnh: minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo: Nếu không được điều trị dứt điểm thì chứng tè dầm sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển tâm sinh lý, đặc biệt là tổn thương lòng tự trọng và tinh thần của trẻ. Ảnh: minh họa

 

Có thể do di truyền

Bé Hoài Nam - con trai chị Thu Hoài (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có tật thường đi tiểu không tự chủ về đêm. Thời kỳ đầu, chị Hoài cũng nghĩ đây chỉ là chuyện bình thường ở trẻ nhỏ. Nhưng giờ cháu đã 7 tuổi mà một tuần có đến 3-4 buổi sáng, bố mẹ phải dọn dẹp “bãi chiến trường” của cu cậu. Mặc dù đã được bố mẹ nhắc nhở rất nhiều lần song bé Nam không thể tự giác dậy đi tè được! Nếu mẹ “dựng dậy” giữa đêm thì hôm sau cu cậu chắc chắn sẽ uể oải, mệt mỏi. Chị Hoài đã dùng đủ mẹo, hạn chế chất lỏng, canh trong khẩu phần ăn tối của bé, nhưng thói xấu này không có dấu hiệu thuyên giảm.

Còn bé Tú Anh (ở Từ Liêm, Hà Nội) năm nay 8 tuổi cũng mắc chứng đi tè nhiều. Mấy tháng nay, trung bình bé đi tiểu đến 20 lần một ngày nhưng lại không thấy kêu đau buốt ở vùng kín. Ban ngày, bé có tình trạng tiểu són, ngồi học một lúc lại phải xin phép cô giáo cho ra nhà vệ sinh. Tới đêm, bé cũng đi vệ sinh liên tục, nhiều khi không tự chủ được. Chính vì điều này mà bé hay bị bạn bè trêu chọc, dẫn tới tự ti, mặc cảm, ngại đến lớp... Chị Thanh Tú - mẹ bé quyết định đưa con đi khám vì không rõ Tú Anh mắc bệnh thận hay do nguyên nhân nào khác?

Trên thực tế, chứng tiểu tiện không tự chủ về đêm (hay đái dầm ban đêm) là hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ. Theo một cuộc điều tra, mỗi đêm có từ 5 - 7 triệu trẻ em Mỹ đái dầm. Thông thường, 75% trẻ em ở tuổi 3 - 4 đã có thể tự kiểm soát vấn đề đi tiểu cả đêm lẫn ngày nên bệnh giảm dần theo lứa tuổi. Tới năm 5 - 6 tuổi, khoảng 15% trẻ em vẫn “ướt giường ban đêm”. Ở độ tuổi 12, tỷ lệ này là 3% (thường là các bé trai) và giảm còn 1% ở độ tuổi 15.

Theo quan niệm truyền thống, tè dầm được coi là giai đoạn tất yếu của quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, khi trẻ đã đến tuổi tiểu học mà hiện tượng này vẫn kéo dài, xảy ra thường xuyên thì không còn là “chuyện nhỏ” nữa mà cần có biện pháp can thiệp. Bởi nếu không được điều trị dứt điểm thì tật xấu này sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển tâm sinh lý, đặc biệt là tổn thương lòng tự trọng và tinh thần của bé. Nhiều em bé vì sợ bố mẹ la mắng, bạn bè chê cười mà cảm thấy lạc lõng, mất tự tin, dần tách mình khỏi tập thể.

Có nhiều nguyên do gây tiểu dầm ở trẻ em. Với nguyên nhân về thể chất, trẻ tiểu đêm do cơ thể chậm phát triển, dung tích bàng quang tương đối nhỏ, không kiểm soát được cơ ống dẫn tiểu, cơ bàng quang... Khi còn nhỏ, chức năng thần kinh não bộ của trẻ chưa hoàn chỉnh, bé chưa có phản xạ thức giấc khi bàng quang căng đầy nước tiểu dẫn tới việc tè dầm. Một số trẻ ngủ sâu, không có khả năng thức tự dậy trong đêm. Đái dầm cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như dị tật đường tiết niệu, sỏi, viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó theo các chuyên gia, chứng táo bón cũng có thể gây ra đái dầm. Ngoài ra còn cần xét tới yếu tố di truyền. Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì đến 40% con cái cũng có thể mắc tình huống “dở khóc, dở cười” này.

Càng bị la mắng, trẻ càng tè dầm nhiều!

Các vấn đề liên quan tới cảm xúc cũng là nhân tố dẫn tới chứng đái dầm ở trẻ. Ví dụ, như áp lực học tập, trẻ chuyển trường, chuyển lớp, người thân không có ở bên… Sự căng thẳng về thần kinh sẽ dẫn đến việc tè dầm ở một số bé.

Làm thế nào để phân biệt nguyên nhân sinh lý hay vấn đề tâm lý?  Các chuyên gia chia sẻ: Nếu là dấu hiệu bệnh lý thì thường cấp tính, kèm theo triệu chứng nhiễm khuẩn, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nóng rát, thậm chí có thể ra máu, nước tiểu thay đổi màu sắc... Khi trẻ thường xuyên đái dầm, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện và đưa con đi xét nghiệm, khám toàn thể để xem bé có mắc bệnh gì hay không? Khi đã đánh giá tổng thể mà không tìm ra nguyên nhân bệnh tật thì phụ huynh mới nghĩ tới vấn đề cảm xúc, xem con có gặp căng thẳng trong tâm lý hay không. Khi ấy, trẻ lại cần được chuyên gia tâm lý có phương pháp trị liệu phù hợp.

Đái dầm là vấn đề khiến  gia đình và bản thân trẻ lo lắng, nhưng đa số là lành tính, việc điều trị không tốn kém và có thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị đái dầm ở trẻ vẫn là sự quan tâm, khích lệ của người thân. Bố mẹ cần rèn cho con thói quen đi vệ sinh trước khi lên giường, đánh thức để bé đi tiểu nhưng cũng chú ý cho con ngủ đủ giấc. Vì việc đái dầm có thể dẫn tới viêm nhiễm vùng kín nên bố mẹ cần nhắc bé giữ gìn vệ sinh cơ thể, hướng dẫn con tự giác thay đồ ngủ hoặc nệm ướt (cần nhớ đây chỉ là cách để con có trách nhiệm với bản thân chứ không được coi như hình thức trừng phạt). Khi trẻ đã trên 5 tuổi, phụ huynh không nên cho con mang bỉm hay dùng quần lót mặc một lần, vì như thế sẽ làm mất đi phản xạ tiểu tiện tự nhiên. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thấy con tiểu nhiều mà bắt trẻ nhịn uống nước trong ngày. Bác sĩ khuyến cáo, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chỉ nên hạn chế uống nước trước giờ đi ngủ và tránh các thực phẩm gây dị ứng, kích thích bàng quang, đồ uống lợi tiểu như nước có ga…

Những lời răn đe, chê cười hoặc việc ứng xử thiếu tinh tế của người lớn sẽ khiến trẻ gặp ức chế tâm lý và chứng tè dầm lại càng trầm trọng hơn.

 

BS Huỳnh Thoại Loan - Khoa Thận-Nội tiết (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cho hay: Dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng và các triệu chứng rối loạn đi tiểu khác kèm theo để phân thành các loại tiểu dầm như: Tiểu dầm đơn thuần, tiểu dầm không đơn thuần, tiểu dầm nguyên phát, tiểu dầm thứ phát. Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát xảy ra khi ở trẻ chỉ có hiện tượng tiểu dầm vào ban đêm mà không kèm theo rối loạn đi tiểu nào khác vào ban ngày và xảy ra từ khi bé còn nhỏ.  Tiểu dầm không đơn thuần xảy ra khi ở trẻ có kèm theo các triệu chứng khác của đường tiểu như: Tiểu rỉ, són tiểu, tiểu gấp, tiểu gắt… Khi đưa trẻ đến bệnh viện, qua thăm khám, bác sĩ sẽ nhận ra trẻ thuộc nhóm nào để hướng dẫn và đưa ra cách thức điều trị thích hợp. Ngoài ra, có một tỉ lệ rất nhỏ trẻ tiểu dầm do những nguyên nhân khác như: Đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh lý thận, nhiễm trùng tiểu, táo bón. Các liệu pháp y khoa cần có sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc.

Minh Hằng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top