Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề phòng bệnh cúm biến chứng viêm phổi

Thứ năm, 08:51 18/01/2018 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết hiện nay đang là điều kiện rất thuận lợi cho các chủng virus gây bệnh cúm phát triển. Chỉ trong 2 tuần, Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện chẩn đoán gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tại các bệnh viện khác ở Hà Nội, liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân là trẻ nhỏ và người lớn mắc cúm A, cúm B.


Bác sĩ hướng dẫn cách nhỏ thuốc mũi cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.     Ảnh: KC

Bác sĩ hướng dẫn cách nhỏ thuốc mũi cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: KC

2 tuần, 300 bệnh nhi mắc cúm đến viện

Vừa dỗ con khóc ngằn ngặt vì khó chịu trong phòng điều trị nội trú Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), chị H.T.T (30 tuổi, mẹ của bé H.A, 4 tuổi ở Hà Nội) vừa cho biết, ban đầu bé H.A chỉ sốt, gia đình vẫn cho rằng bé bị sốt viêm họng thông thường, nhưng tình trạng bé nặng hơn khi ho nhiều, mũi chảy máu, có lúc còn xảy ra tình trạng lơ mơ, co giật. Ngay lập tức, gia đình chị T đưa con đến viện, các bác sĩ tiến hành lấy máu xét nghiệm và phát hiện bé bị cúm A. “Ở lớp con có tới mấy bạn bị cúm, chắc con bị lây từ đó”, chị T chia sẻ.

Bé H.A là một trong số gần 30 trẻ đang điều trị nội trú tại Khoa vì mắc cúm. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong 2 tuần qua, khi thời tiết thay đổi từ rét đậm 9-10 độ C, rồi nhiệt độ nhích dần lên nhưng lúc lại ẩm thấp, lúc hanh khô, đã khiến hàng trăm trẻ đến khám vì các triệu chứng cúm. Trong đó, các bác sĩ phát hiện hơn 300 bệnh nhi mắc cúm, gần 100 cháu đã phải nhập viện điều trị.

Không chỉ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng gia tăng các bệnh nhi mắc cúm đến khám và nhập viện điều trị cũng xảy ra ở nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Chị Hồng Nguyên (ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khởi đầu, con gái 3 tuổi của chị sốt cao 39-40 độ C liên tục trong 2 ngày, viêm họng, ra nước mũi nhiều. Nghe người nhà “mách” Hà Nội đang mùa cúm, chị đưa con đi khám, test cúm ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thì cho kết quả con chị bị cúm A, kèm viêm phế quản. “Chỉ trong buổi tối con sốt cao phải đi viện, tôi thấy có tới 8/10 tờ phiếu trả kết quả xét nghiệm đều ghi bệnh nhân mắc cúm A, B”, chị Nguyên nói.

Còn tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, trung bình hầu như ngày nào cũng tiếp nhận các bệnh nhân mắc cúm, đa số là trẻ dưới 5 tuổi. May mắn các bé đều mắc bệnh ở mức độ trung bình, nhẹ, điều trị dưới 7 ngày có thể ra viện. Tình trạng này tương tự tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trẻ nhập viện điều trị nội trú đều có triệu chứng sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các bệnh lý khác. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng hai tuần qua, số trẻ bị cúm phải nhập viện điều trị tăng cao do mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi.

Không dùng Aspirin để hạ sốt, thuốc Tamiflu chỉ dùng khi bị nặng

TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa Đông - Xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, đáng lưu ý là bệnh cảm cúm hay bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là: Sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng… Một số người còn bị đau tai hay tiêu chảy. Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Lâm, các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai; người lớn mắc các bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường…); suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)…

Về việc hỗ trợ điều trị, theo TS Nguyễn Văn Lâm, chỉ dùng Paracetamol khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. Ngoài ra, phải đảm bảo cân bằng nước điện giải và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Còn theo khuyến cáo của BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), thuốc Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc điều trị cúm mùa thông thường, chỉ dùng trong trường hợp nặng. Nếu chăm sóc tốt, không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì không phải sử dụng kháng sinh. “Về bản chất, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các virus gây bệnh cúm. Ngoài ra, nó còn gây nguy cơ gây ra tình trạng kháng kháng sinh”, BS Đỗ Thiện Hải nói.

Để đề phòng bệnh, các bác sĩ chuyên ngành Truyền nhiễm khuyến cáo người dân nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là: Nhân viên y tế; trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch…; người trên 65 tuổi.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top