Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứ 100 người có 20 người bị mề đay

Thứ hai, 11:07 08/12/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh mề đay tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống, khiến người bệnh khó chịu phải đến bệnh viện khám và điều trị.

 

Với những người bị mề đay mãn tính, nên tìm đến các chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ (ảnh minh họa).
Với những người bị mề đay mãn tính, nên tìm đến các chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ (ảnh minh họa).

 

Cứ lạnh là gãi luôn tay

Mấy hôm nay thời tiết trở lạnh, chị Nguyễn Mai Loan (ở khu TT Bách Khoa- Hà Nội)  thấy bứt rứt, ngứa ngáy khắp người, trên da xuất hiện những mảng đỏ và dày sần sùi trên bề mặt da khiến chị mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Chị Loan cho biết, cứ mỗi lần vào mùa đông là chị rất khổ sở, khó chịu vì căn bệnh mề đay mẫn cảm với thời tiết lạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng ngứa như người bệnh tiếp xúc với dị nguyên lạ, có người dị ứng do nắng, nóng, cây cỏ, ăn uống, thuốc, khói bụi, hoặc không khí trong nhà không thông thoáng… Có người lại bị nổi mày đay do lạnh.

Theo các bác sĩ da liễu, mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 - 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 - 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp. Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Biểu hiện của chứng mề đay thường xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết.

Mề đay có thể điều trị  bằng Tây y và Đông y

Theo TS. BS Nguyễn Minh Quang – Phó Giám đốc BV Da liễu (Hà Nội), nếu là mề đay do dị ứng thời tiết thì không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là với những ai không chịu được ngứa, luôn tay gãi gây trầy xước da.

Tuy nhiên khi người bệnh có những dấu hiệu như nổi ban đột ngột, cảm giác căng ngứa, nổi mề đay nhiều, lưỡi, thanh quản bị phù sẽ gây suy hô hấp phải xử lý cấp cứu. Có nhiều trường hợp bị nổi mụn nước hay xuất huyết, sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa cũng cần phải đến bệnh viện để điều trị. Theo BS Nguyễn Minh Quang, bệnh nhân cần tránh lạnh, giữ ấm cơ thể. Khi đi ngoài đường vào mùa đông cần che chắn, mang khẩu trang, găng tay, mũ, chân đi tất…

Đặc biệt cần có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để có thêm năng lượng, tăng sức đề kháng. Theo các bác sĩ da liễu, để điều trị mề đay, cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh. Ví dụ người bệnh có thể tránh một số thức ăn gây dị ứng (đối với một số người là các loại thức ăn như cua, cá, chất tanh…). Một số người lại cần  tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Đối với mề đay mãn tính, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Có thể chữa theo Đông y hoặc Tây y, tùy điều kiện của người bệnh nhưng đều phải do thầy thuốc tại các cơ sở y tế uy tín thực hiện.

 

Không tùy tiện dùng thuốc

 

 

Để điều trị căn bệnh mề đay do thời tiết, theo các chuyên gia, trước tiên người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau: 

Những người dễ bị khô da khi trời lạnh, hanh, nên gội đầu bằng bồ kết thay vì dầu gội thông thường, bởi hóa chất trong dầu gội dễ gây kích ứng da tay và da đầu.

Đối với những người bị mề đay do lạnh, trước khi ra ngoài cần chú ý mặc ấm, đi găng tay, tất, tắm ấm. Hạn chế ra lạnh quá sớm để giảm bớt các đợt tái phát bệnh.

Với mề đay do nóng, người bệnh nên hạn chế đến mức tối đa tác động của ánh mặt trời lên da.

Nên giữ làn da luôn mềm, mịn bằng các loại kem dưỡng da phù hợp; không dùng các thức ăn và đồ uống có cồn, cay hoặc nóng như rượu, trà, cà phê…

Người bệnh không tự ý mua thuốc, uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh mề đay mãn tính trở nên trầm trọng hơn.

 

Thiện Ân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top