Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi chừng mất mạng vì nuốt cơm nếp chữa hóc xương

Thứ tư, 09:32 23/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Hóc xương là tai nạn thường gặp trong khi ăn uống, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Khi bị hóc, nhiều người thường dùng các mẹo dân gian như nuốt cơm nếp, nuốt cả quả chuối chín, uống thật nhiều nước để xương... tự trôi. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, làm như vậy rất nguy hiểm vì xương có thể mắc sâu hơn, thậm chí đã có trường hợp suýt tử vong do cố chữa hóc bằng các mẹo này.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có dấu hiệu bị hóc xương phải đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Ảnh: Trần Minh
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có dấu hiệu bị hóc xương phải đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Ảnh: Trần Minh

Không được chủ quan khi bị hóc

Chị Nguyễn Thị Thanh (ở Cửa Lò, Nghệ An) là một trong những trường hợp suýt mất mạng vì tự chữa hóc xương cá bằng mẹo. Chị Thanh cho biết, sau khi ăn miếng cá to, chị thấy có cảm giác bị vướng ở cổ. Ngay lập tức, chị dùng tay móc họng rồi uống thật nhiều nước để xương trôi xuống. Thấy không có tác dụng, chị Thanh tiếp tục dùng nhiều mẹo như xoay mâm, xoay đũa trong bữa ăn nhưng vẫn thấy hơi vướng ở cổ họng.

Do chủ quan, nghĩ việc đơn giản, chị đã không đến bệnh viện để gắp xương ra mà để cho nó… tự tiêu hoặc trôi theo thức ăn. Tuy nhiên, đến ngày thứ ba, chị thấy cổ họng bị đau khi nuốt. Cùng lúc đó, nghe người hàng xóm mách nuốt miếng cơm nếp thật to sẽ “đẩy” được xương xuống, chị Thanh đã làm theo. Kết quả, sau lần chữa mẹo đó, chị bị sốt cao, cổ họng sưng tấy và phải vào Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cấp cứu.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện thành thực quản của chị Thanh đã bị mẩu xương cá đâm thủng, gây nên ổ áp-xe (ổ mủ) lớn. “Các bác sĩ nói, chỉ cần chậm 1-2 ngày nữa, ổ mủ do chiếc xương đâm vào thực quản của tôi sẽ lan xuống trung thất, phổi, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu không phẫu thuật cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của tôi”, chị Thanh nhớ lại.

Theo lời chị Thanh, nguyên nhân khiến chị phải tiến hành phẫu thuật, một phần là do chiếc xương cá, phần khác là do nắm cơm nếp mà chị đã nuốt theo lời mách của hàng xóm. Các bác sĩ giải thích: Chính miếng cơm nếp mà chị nuốt đã khiến chiếc xương càng cắm sâu hơn, gây sưng tấy và tạo nên ổ mủ lớn ở vị trí tiếp xúc. Việc làm của chị rất nguy hiểm vì không những không đẩy được xương xuống mà nguy cơ gây nghẹn cũng rất cao. Nếu vừa bị hóc xương, vừa bị nghẹn sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường.

Tuy nhiên, ngay cả khi vừa từ “cõi chết” trở về, chị Thanh vẫn thắc mắc, nhiều người thân của chị đã từng áp dụng các phương pháp tương tự như xoay mâm, nuốt vỏ cam, nuốt miếng cơm to để chữa hóc và đã… linh nghiệm, xương hoàn toàn trôi xuống, không còn vướng ở cổ họng nữa. Vì vậy, chị Thanh hoài nghi: “Cùng phương pháp đó, sao họ chữa khỏi, còn tôi thì suýt mất mạng? Khó hiểu thật!”.

Tuyệt đối không nuốt bất cứ thứ gì để chữa hóc

Các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng cho biết, nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh, ăn cả xương hoặc do bất cẩn của bố mẹ khi cho trẻ nhỏ ăn các loại thực phẩm có xương. Vị trí hóc thường ở họng, thành họng sau, thực quản... Biểu hiện của hóc xương là đau khi nuốt và bị vướng ở trong cổ. Nếu để muộn sau 24 giờ, có thể có biến chứng viêm tấy hoặc áp-xe nơi xương hóc. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, nuốt thức ăn bị đau hoặc cảm giác chán ăn.

Theo BS Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Nhân dân 115), hóc xương có thể gây viêm, tạo mủ, thủng động mạch, áp-xe tại chỗ bị đâm vào, gây biến chứng rất nặng, có nguy cơ bị thủng mạch máu. Cũng có những trường hợp xương chui vào lồng ngực làm áp-xe trung thất, áp-xe màng phổi, mức độ tử vong ở những trường hợp này là rất cao.

Do vậy, ngay sau khi bị hóc, nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ soi và tiến hành gắp xương. Trường hợp xương hóc ở vùng trên họng, bác sĩ có thể soi bằng gương thông thường thì việc gắp sẽ dễ dàng. Trường hợp xương hóc ở sâu, phải dùng ống soi họng hoặc thực quản để gắp. Đặc biệt trường hợp hóc xương ở thực quản đã có biến chứng nhiễm khuẩn, việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.

BS Lâm Hoàng Yến khuyến cáo: Việc dùng mẹo chữa hóc xương hoặc hóc dị vật chỉ mang tính truyền miệng, không có cơ sở khoa học. Do vậy, không nên quá tin tưởng vào các mẹo đó vì đôi khi có thể gây hại. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… là khá rủi ro. Một số trường hợp chữa khỏi bằng mẹo, có thể do trùng hợp ngẫu nhiên hoặc do xương nhỏ tự trôi xuống sau một khoảng thời gian nào đó.

Đồng quan điểm trên, BS Phan Quốc Bảo, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, một số người chủ quan nghĩ hóc xương không có vấn đề gì, điều này cũng có thể đúng trong trường hợp xương nhỏ và nó trôi trong vài giờ. Nhưng có những xương sắc nhọn như xương cá, gà, vịt sẽ rất nguy hiểm. Chúng có thể gây phù thanh quản vì xương chèn ép, cắm vào thanh quản. Vị trí bị xương cắm có thể chảy máu, sưng phù. Lúc đó làm cho thanh quản bị tổn thương, sưng tấy. Cố gắng nuốt khi đã bị hóc chỉ càng làm cho xương bị đẩy sâu xuống thực quản, gây viêm mủ, áp-xe chỗ hóc và phải tốn công điều trị lâu dài.

Để phòng ngừa hóc xương, các bác sĩ khuyến cáo, khi chế biến thức ăn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên chặt thịt lẫn xương dễ lẫn xương vụn. Trong bữa ăn nên tập trung, không nên vừa ăn, vừa nói chuyện nhiều, cười đùa khi ăn. Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng. Nếu ăn cá, nên gỡ kỹ xương cho trẻ nhỏ và người già. Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn. Nếu dùng cá nhỏ thì nên xay nhuyễn và chọn cá ít xương dăm.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ rất dễ bị hóc xương hay hóc các dị vật (đầu bút, các loại hạt..). Do vậy, trong trường hợp trẻ bị hóc, phụ huynh tuyệt đối không được tự xử lý ở nhà mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Thực tế, tại các bệnh viện nhi cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị hóc dị vật, khi được đưa đến chữa trị thì đã bị phù thanh quản do bố mẹ cố tình móc tay vào miệng trẻ hoặc bắt ép khạc nhiều lần nhằm mong xương rơi ra. Do vậy, để tránh gây hại cho trẻ, khi phát hiện bị hóc, bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra càng sớm càng tốt, để được can thiệp đúng cách.

Làm gì khi có dấu hiệu bị hóc xương?

- Ngay lập tức ngưng nuốt. Thói quen cố nuốt khi có dị vật trong cổ không thể làm xương trôi xuống mà chỉ càng khiến cho xương đâm sâu hơn, gây tổn thương.

- Không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy xương xuống. Nếu xương cắm vào những vị trí nhìn thấy được, có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra.

- Trong trường hợp xương mắc sâu, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhập viện muộn sẽ làm cho việc điều trị phức tạp hơn do khó xác định vị trí của xương.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 10 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Top