Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến sỹ áo trắng chống hủ tục

Thứ sáu, 05:08 05/06/2009 | Y tế

Giadinh.net - Một ngày lên vùng cao Bắc Kạn, chúng tôi gặp bác sĩ Nông Văn Vân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Kạn, người dân tộc Tày, Chiến sĩ thi đua toàn quốc duy nhất của tỉnh Bắc Kạn năm 2007.

Vóc người nhỏ nhắn, bác sĩ Vân đã in dấu chân của mình trên khắp những con đường mòn ở tỉnh miền núi Bắc Kạn, giúp bà con chống lại những dịch bệnh nguy hiểm: sốt rét, lao, tuyên truyền cho bà con biết sinh đẻ ít, khi sinh đến trạm y tế để được chăm sóc cho “mẹ tròn con vuông”…
 

BS Nông Văn Vân (Ảnh: PV).

Bị sốt rét vì… đi chống dịch sốt rét

Sinh năm 1950 ở Chợ Đồn, Bắc Kạn,nhưng BS Vân sớm mồ côi bố. May mắn bác sỹ có người anh họ là đại biểu quốc hội khóa 2 nên Vân cứ theo tấm gương đó mà học tập, rèn luyện. Người anh họ dặn Vân phấn đấu vào ngành y tế để sau này phục vụ gia đình và bà con trong bản. Học cấp 1, cấp 2, rồi học cấp 3 ở trường cách nhà 12 cây số, hàng ngày cậu bé Vân cuốc bộ đi học. Bác sĩ Vân nhớ lại: “Phải rất quyết tâm tôi mới theo học được ngành y, vì bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 5 anh em. Tôi là con thứ tư trong gia đình, có thời gian phục vụ trong quân đội. Năm 1975, với chủ trương cần đào tạo cán bộ y tế ngành sốt rét, tôi được phân học ngành sốt rét”. Bác sỹ Vân kể, thời gian đầu bác sĩ không thích ngành học này. Hồi nhỏ, xem phim “Con chim vành khuyên” có hình ảnh một nhà côn trùng học mê thích sưu tầm các loại bướm, cậu bé Vân đã mơ ước  trở thành nhà côn trùng học. Vì thế, khi có ngành côn trùng, Vân xin vào luôn. Sau về học sốt rét, không được trọn vẹn theo đuổi niềm say mê, nhưng chàng trai họ Nông vẫn được tạo điều kiện đi bắt côn trùng nên cũng đỡ nhớ.
 
Thời gian đầu, bác sĩ Vân làm công tác phòng chống sốt rét ở Bắc Thái. Lúc đó, điều trị sốt rét bằng delaghin, phát không cho bà con uống 1 viên, 1 viên cầm về nhà  uống sau. Một lần đi phát thuốc ở huyện Bạch Thông, buổi sáng phát thuốc cho bà con, buổi trưa đã nhìn thấy thuốc ở đường mòn trong bản. Thì ra, bà con thấy thuốc đắng, không muốn uống nên vứt đi. Rút kinh nghiệm, Bác sĩ Vân quyết định không chỉ phát thuốc mà phải giám sát chặt chẽ. Lần sau phát thuốc buổi sáng để bà con uống 1 viên, buổi chiều lại gọi bà con lên uống liều thứ 2. Nhờ có cách giám sát chặt chẽ, số bệnh nhân sốt rét ở Bạch Thông giảm đáng kể.

Cuối năm 1977, đến xã Dương Quang, giờ thuộc thị xã Bắc Kạn, bác sĩ Vân giật mình khi vén tấm màn của một sản phụ trẻ. Chị này có con nhỏ, mắc màn đàng hoàng nhưng khi vào bắt muỗi thì thấy trong màn đầy muỗi, con nào cũng no căng. Thì ra, mặc dù mắc màn nhưng người mẹ không dém màn, tạo điều kiện cho muỗi vào “đánh chén”.

Năm 1989, trong một chuyến công tác chống dịch sốt rét ở vùng sâu,  xe hỏng phải ngủ lại nơi đang có dịch, bác sĩ Vân bị muỗi đốt. Về nhà lên cơn sốt rét. Bác sĩ đi chống sốt rét bị bệnh sốt rét. Kỷ niệm đó đến bây giờ bác sĩ Vân  không thể nào quên.
 

Phụ nữ vùng cao đã được học cách chăm sóc sức khỏe gia đình (Ảnh: Ngọc Phan).

Chiến đấu với hủ tục

Người Tày là dân tộc chiếm đa số ở Bắc Kạn. Cũng là người Tày, nên khi đi tuyên truyền, bác sĩ Vân dễ được bà con ủng hộ, bởi bác sỹ biết cách tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu. Bà bầu sắp đẻ, chỉ cần bác sĩ Vân đến nói bằng tiếng Tày: “Sắp tới ngày tới tháng, phải đến trạm y tế nhé, không được đẻ ở nhà như trước nữa đâu”, là mọi người nghe theo. Bác sỹ Vân đã nhẹ nhàng phân tích cho bà con hiểu những lợi ích khi đến trạm y tế xã cũng như những nguy cơ khi tự sinh con ở nhà; Bà con hiểu, tự nguyện đến trạm và tuyên truyền để người khác cũng đến trạm y tế sinh con.

Năm 1999, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn được thành lập, với chỉ 3-4 bác sĩ vừa làm chuyên môn vừa xây dựng cơ quan, vừa lo đào tạo. Thời gian đầu khó khăn, đi lại nhiều, ngân sách ít ỏi, anh em bảo nhau cùng vượt khó.

Người Tày là dân tộc chiếm đa số ở Bắc Kạn. Cũng là người Tày, nên khi đi tuyên truyền, bác sĩ Vân dễ được bà con ủng hộ, bởi bác sỹ biết cách tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu. Bà bầu sắp đẻ, chỉ cần bác sĩ Vân đến nói bằng tiếng Tày: “Sắp tới ngày tới tháng, phải đến trạm y tế nhé, không được đẻ ở nhà như trước nữa đâu”, là mọi người nghe theo. Bác sỹ Vân phân tích cho bà con hiểu những lợi ích khi đến trạm y tế xã cũng như những nguy cơ khi tự sinh con ở nhà, bà con hiểu, tự nguyện đến trạm và tuyên truyền để người khác cũng đến trạm y tế sinh con.

Không chỉ chiến đấu “chống lại” dịch bệnh, bác sĩ Vân còn “chiến đấu” chống lại những hủ tục lạc hậu. Trước kia, do sợ “ma” nên khi chưa đủ 40 ngày, cháu bé không được ra khỏi buồng, cũng không có người lạ nào được vào buồng em bé. Vì thế, nếu cháu bé có bệnh cũng không được phát hiện sớm. Nhiều em bé sau sinh bị bệnh vàng da hoặc viêm đường hô hấp nhưng do hủ tục đó nên không ai phát hiện ra, đến lúc đưa đi viện thì bệnh đã nặng. Sản phụ trước kia không được ăn thịt, cá, trứng, không ăn nước mắm, chỉ được ăn cơm rau. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Bây giờ, nhờ truyền thông tốt, nhận thức của bà con được nâng lên, chế độ dinh dưỡng cho sản phụ đã tốt hơn, những em bé sơ sinh được đưa ra ngoài tắm nắng nhiều hơn.

Năm 2007, nhờ những thành tích trong công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh, bác sĩ Nông Văn Vân được trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bác sĩ Vân chia sẻ: “Đây không chỉ là vinh dự cho cá nhân tôi mà là niềm hạnh phúc của toàn tập thể, là công sức của tập thể xây đắp. Năm 2008, nhiều nơi xuất hiện dịch tiêu chảy cấp, dịch sởi… nhưng ở Bắc Kạn không có. Đóng góp vào thành công đó, một phần là công sức của các cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh. Năm 2008 vừa qua, trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Kạn đạt danh hiệu tập thể xuất sắc toàn tỉnh. Nhận được danh hiệu này, cũng như danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, tôi thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó…”.             

H.Quỳnh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top