Hà Nội
23°C / 22-25°C

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - "Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé!"

GiadinNet - Giữa tâm dịch COVID-19 ở Đà Nẵng, hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế đã sẵn sàng mọi tâm lực để bước vào cuộc chiến chung của toàn ngành.


[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé! - Ảnh 1.


Những khoảnh khắc chưa từng có trong đời

Gọi là khoảnh khắc chưa từng có trong đời bởi nó tới bất ngờ đến mức chị Hà không kịp chuẩn bị tư trang cá nhân mà vào ngay bệnh viện. Ngày 26/7, toàn bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng nhận thông báo phải đến viện và thực hiện cách ly 14 ngày.

Chị Hà vẫn còn nhớ rõ khoảnh khắc bất ngờ đó: "Chúng tôi nhận được mệnh lệnh và có mặt ngay. Mọi thứ thật bất ngờ khi bữa cơm trưa chưa kịp ăn no, quần áo tư trang không kịp chuẩn bị. Cứ thế chúng tôi ở lại bệnh viện chờ đợi từng người một để đến lượt xét nghiệm. Cho dù ở đâu thì đêm đầu tiên luôn đáng nhớ nhất. Tất cả chúng tôi đều trong trạng thái chập chờn, lo lắng. Mỗi người một góc gọi điện dặn dò, động viên nhau".

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé! - Ảnh 3.

Chị Hà trong một kíp trực tại bệnh viện Đà Nẵng.

Trong những căn phòng đặc biệt ấy, câu nói được nghe nhiều nhất là "bố mẹ cứ yên tâm", "mọi người ở nhà đừng lo lắng nhé". Bởi, chị Hà và những chiến sĩ áo blouse trắng đều hiểu rằng "mình trong này lo một thì những người ở nhà lo đến 10".

Có kết quả xét nghiệm, đội bác sĩ được chia làm 3 nhóm. 1/3 được phân đi cách ly tại bệnh viện chỉ định, 2/3 còn lại được phân ở lại bệnh viện để vừa cách ly vừa điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Ngày thứ 2 ở viện từ khi có lệnh cũng là ngày đầu tuần, chị Hà cũng như các y bác sĩ của bệnh viện đều nhận thấy sự khác biệt, không khí không còn đông đúc như thường lệ, cả bệnh viện vắng tanh bởi có thông báo "ngưng nhận khám chữa bệnh trừ trường hợp cấp cứu". Ngay tối hôm đó, 0h là lệnh phong tỏa các tuyến phố, mọi ngả đường đến bệnh viện nên người thân của các các anh chị đã phải rất khẩn trương để mua nhu yếu phẩm. Tất cả đều nhanh và tiện lợi. Mì tôm, cháo gói, bánh, trái cây các đồ đóng hộp là ưu tiên số một vào lúc này.

Những ngày quyết chiến với COVID-19

"Không chỉ những người ở ngoài mà với các y bác sĩ khi làm nhiệm vụ phải hết sức cẩn trọng để tránh nhiễm COVID-19 tốt nhất có thể. Bởi ngoài việc lo cho sức khỏe của mình thì trong lúc này phải thật sự khỏe để phục vụ công tác chống dịch. Là những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch điều quan trọng nhất lúc này là phải thật sự bình tĩnh, sáng suốt và khỏe mạnh", chị Hà xúc động.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi phải gián đoạn vì chị xin phép phải tiếp tục công việc. 5 ngày vừa qua, tất cả các khoa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đã liên tục gồng mình trong cuộc chiến chung. Các y bác sĩ hầu hết đều không đủ thời gian nghỉ ngơi, làm việc hết công suất của mình.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé! - Ảnh 4.

Chị Hà và các đồng nghiệp tranh thủ nghỉ ngơi sau những kíp trực.

Mọi sinh hoạt của các anh chị vất vả hơn thường lệ, 13h mới ăn trưa, 19h mới ăn tối hoặc muộn hơn nữa. Mọi nỗi lo cho gia đình và con cái đều phải để lại phía sau. Chị Hà chia sẻ về những sinh hoạt trong ngày cách ly tại viện: "Chúng tôi phải thích ứng với mọi thứ một cách nhanh nhất. Tranh thủ tối đa mọi không gian để có thể nghỉ ngơi đảm bảo hồi lại sức khỏe. Lúc thì mảnh bìa carton, lúc lại tựa đầu lên bàn, lúc trải chiếu ngay giữa sàn nhà nhưng không có một lời kêu ca nào từ các đồng nghiệp. Khi có biến không ai bảo ai tất cả đều một lòng phục vụ".

Khi đã xác định được tâm lý, chị thương lắm những đồng nghiệp của mình: "Lắm lúc tôi đã không kìm được nước mắt khi nghe đồng nghiệp nói "em nhớ con quá" rồi nước mắt cứ thế lặng lẽ rơi", có những mẹ bầu còn hai tuần nữa mới sinh mà chẳng biết sinh ở đâu".

Khi dịch bệnh xảy ra, nhân viên y tế không chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải phụ trách nhiều công việc khác. Người thì chăm sóc người bệnh, người thì đưa cơm, người thì đứng chốt trạm nhận hàng viện trợ. Tuy vậy, dù ở vị trí nào mọi người đều cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Hãy dũng cảm làm quen với nghề của mẹ!

Đó là lời chị Hà vẫn thường nói với đứa trẻ nằm trong bụng mình suốt những ngày vừa qua. Chị Hà đang mang thai ở tuần thứ 15, ít ai biết rằng, suốt gần 10 năm qua anh chị "chắt chiu" mãi mới có được sinh linh bé bỏng này. Đứa con đầu tiên của chị cũng đã qua đời vì bệnh tim nên đứa con này là tất cả kỳ vọng của gia đình chị.

Ngày 28/7, các y bác sĩ có chuyên môn cao nhất trong cả nước đã tiếp ứng, hỗ trợ Đà Nẵng trong cuộc chiến chống COVID-19. Dẫu biết cuộc chiến còn nhiều những gian nan nhưng chị Hà và các đổng nghiệp như được tiếp thêm niềm tin và sự hy vọng.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé! - Ảnh 5.

Với chị Hà đây là những ngày thiêng liêng và đặc biệt trong suốt 10 năm gắn bó với nghề Y của mình.

Những ngày qua, gần như chị và đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải khoác trên mình những bộ đồ bảo hộ suốt cả ngày. Có nóng bức, khó chịu nhưng tất cả không hề e ngại. Với chị Hà và những người ở tuyến đầu chống dịch thì: "Nơi đây, chúng tôi không còn khoảng cách về địa lý, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình nữa. Tất cả đều làm nhiệm vụ chung dù là bác sĩ, điều dưỡng, y tá hay hộ lý. Chúng tôi thay phiên nhau làm việc lẫn nghỉ ngơi".

Biết hoàn cảnh của chị, lại đang trong những tháng bầu bí nên Bệnh viện Đà Nẵng cũng đã phân chị nhiệm vụ tiếp ứng hàng hóa từ bên ngoài vào viện. Thêm một lần nữa, chị lại hiểu được tình cảm và sự tin tưởng của biết bao nhiêu người dân với ngành Y, với những chiến sĩ khoác áo blue trắng. Chỉ sau mấy giờ đồng hồ kêu gọi, rất nhiều nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế đã được gửi đến cho chúng tôi những ngày qua.

Đã một tuần trôi qua, chị nhận được tin nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng đã mang dấu ( ) nhưng chị lại thấy cảm phục hơn nữa với nghề, với bổn phận của chính mình khi nghe thấy mong mỏi của đồng nghiệp: "Hãy để chúng tôi, những người mang dấu ( ) được tiếp tục làm việc, chúng tôi không muốn ở một chỗ khi tất cả mọi người đang dần kiệt sức".

Chồng chị vừa nhắn tin động viên: "Mẹ con Bống và các đồng nghiệp cố lên! Bống chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn những người bình thường. Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng COVID-19 em ạ!".

Huy Hoàng

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] - Bống ơi! Hãy dũng cảm tập làm quen với nghề của mẹ con nhé! - Ảnh 6.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top