Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng nặng vì chủ quan với bệnh thủy đậu

Thứ năm, 07:45 09/02/2017 | Y tế

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gặp biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, não, tiểu não, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh tăng nhanh.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường thăm khám cho bệnh nhân Hoài. Ảnh: Thanh Xuân.

Tại Bệnh viện E (Hà Nội), thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường cho hay ngày 6/2 bệnh viện đã tiếp nhận nữ bệnh nhân Vũ Thị Hoài (sinh năm 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân, đau đầu, mệt mỏi.

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng. Khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân Hoài bị mắc thủy đậu cách đó một ngày.

Cuối tháng 1, đứa con hai tuổi của chị cũng bị mắc thủy đậu và đã khỏi. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái (có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng).

Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Mạnh Quân (sinh năm 1994, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhập viện vào ngày 4/2 do mắc bệnh thủy đậu, nổi bỏng nước toàn thân.

Cách đó 3 ngày, bệnh nhân này có tiếp xúc với cháu bé 4 tuổi cũng bị mắc thủy đậu nhưng đang trong thời gian khỏi bệnh. Điều đáng nói, hai bệnh nhân này chưa từng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu, chưa từng mắc bệnh và tiếp xúc với nguồn lây.

Theo bác sĩ Cường, trong một tháng gần đây, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó, không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong.

Theo bác sĩ Cường, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể.

Trẻ em từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Lưu ý, phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

TS.BS Lương Thị Thu Hiền - trưởng khoa Nội nhi tổng hợp - Bệnh viên E - cho biết thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp.

Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 tiếng.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường thăm khám cho bệnh nhân Quân. Ảnh: Thanh Xuân.

Người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với thủy đậu, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên.

Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da, không để lại sẹo. Nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

Bác sĩ Hiền nhấn mạnh đây là bệnh lành tính nhưng cũng có biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và thường để lại di chứng sau này.

Bác sĩ Cường khuyến cáo bệnh thủy có thể ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên chích ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Đặc biệt, người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin vẫn mắc bệnh.

Nếu đã được chủng ngừa vắc xin thủy đậu, 80-90% trường hợp có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này chỉ bị nhẹ, rất ít nốt bỏng rạ và thường không bị biến chứng.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trẻ em trên một tuổi và người lớn chưa mắc thủy đậu cần tiêm đủ 2 liều vắc xin để phòng bệnh.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top