Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ và cái Tết không trọn vẹn

Thứ hai, 09:21 27/01/2014 | Y tế

Ngày Tết, con cái của bác sĩ đều không được bố mẹ dẫn đi chơi, đi mua sắm như các gia đình khác.

Bác sĩ và cái Tết không trọn vẹn 1
Bệnh nhân tăng, bác sĩ giảm

Năm nào cũng vậy, vào dịp Tết, mọi người được nghỉ nhưng đối với những người làm trong ngành y, đó lại là dịp vất vả nhất. Trong dịp Tết, số bệnh nhân nhập viện vẫn có, bệnh nhân điều trị giảm nhưng ca cấp cứu tăng. Vì thế, bác sĩ, y tá cũng chóng mặt với công việc của bệnh viện.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ về câu chuyện những ngày trực tết của mình.

Thạc sĩ Cấp cho biết hầu như những ngày Tết, đối với người làm bác sĩ, cảm giác luôn cô đơn vì họ chỉ có công việc. Đối với tất cả mọi người trong ngành y đều thiệt thòi trong ngày Tết nhưng đối với người bác sĩ cấp cứu, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm thì còn cô đơn hơn.

Biết trước nghề nghiệp của mình như thế, bác sĩ Cấp thường động viên anh, em y bác sĩ dù phải làm việc gấp 2 -3 lần ngày bình thường cũng cố gắng vì bệnh nhân.

Có những năm khi gần giao thừa có một bệnh nhân cấp cứu nặng, cần sự hỗ trợ của các bác sĩ. Mọi người lại cùng nhau cứu bệnh nhân mà quên cả giờ giao thừa, thời khắc đón năm mới thiêng liêng nhất.

Năm nào cứ vào dịp Tết số lượng bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều tăng, nhưng bác sĩ giảm vì mọi người luân phiên nhau nghỉ Tết.

Bệnh nhân tăng là do bệnh nhân khi bị nhẹ không đến bệnh viện khám. Họ cố ở nhà giữ bệnh lâu, đến khi bệnh có diễn biến đột ngột họ mới vào viện.

Bệnh viện tuyến dưới tết có xu hướng gửi bệnh nhân nặng lên tuyến trên để tránh dịp tết, tránh xui xẻo và họ lo không cấp cứu được cho bệnh nhân. Vì thế, trong ngày Tết bệnh nhân luôn đông hơn ngày thường, nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương.

Bác sĩ và cái Tết không trọn vẹn 2
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp- Trương khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Hơn 10 năm gắn bó với công việc của một bác sĩ cấp cứu, thạc sĩ Cấp cho biết chưa khi nào ông cùng gia đình được đón cái Tết trọn vẹn. Năm nào ông và đồng nghiệp cũng chia nhau trực.

Hơn nữa, theo truyền thống của Bệnh viện, đến thời khắc giao thừa, lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng đều tập trung tại bệnh viện đón giao thừa, sau đó chúc Tết các bác sĩ, y tá trực Tết và chúc Tết bệnh nhân nằm lưu tại viện. Có lẽ vì thế, dù các bác sĩ thiếu không khí của gia đình nhưng họ vẫn có chút ấm áp từ đồng nghiệp, từ cơ quan.

Chuyện thất hẹn là như cơm bữa

Chuẩn bị trước từ mấy hôm những món quà nhỏ dành cho bệnh nhân của mình, thạc sĩ Cấp cho biết niềm vui trong ngày trực Tết của các bác sĩ đó là được trao những món quà nhỏ, chúc mừng năm mới đến với bệnh nhân và người nhà của họ.

Cảm giác đón năm mới trong bệnh viện đối với người nhà bệnh nhân là cô đơn vô cùng. Họ vừa lo sức khỏe của người thân, vừa nhớ không khí Tết bên ngoài.

Nên trong bệnh viện chỉ có tiếng bác sĩ và tiếng thở dài của người nhà bệnh nhân. Các bác sĩ của ca trực ngoài việc đảm bảo cho bệnh nhân đều cố gắng cười tạo không khí vui tươi dịp năm mới.

Từ năm 2006, thạc sĩ Cấp về công tác tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ông gắn bó với khoa cấp cứu từ đó. Khi hỏi về gia đình trong dịp Tết, thạc sĩ Cấp chỉ cười: "Tôi chưa bao giờ bị vợ càu nhàu vì không đón Tết được ở nhà.

Lý do thứ nhất vợ tôi làm cùng ngành, từ ngày chưa lấy nhau bà xã quen việc có bệnh nhân nặng ở lại bệnh viện và thậm chí lúc đó có hẹn hò đi chơi cũng nghỉ không đi. Lâu dần, chuyện thất hẹn với bác sĩ thành quen".

Tuy nhiên, điều mà các bác sĩ đều trăn trở đó là các con. Vợ hay bố mẹ sẽ quen dần với công việc nhưng các con của họ ít người quen. Những ngày nghỉ con nhà khác bố mẹ cho đi chơi còn con bác sĩ rất ít khi được bố mẹ cho đi chơi, đó là thiệt thòi cho các cháu.

Hai con của thạc sĩ Cấp thi thoảng đến dịp nghỉ lễ Tết đều thích bố mẹ cho đi chơi, nhưng bố mẹ đều hẹn con dịp sau vì lịch trực của bố mẹ ở hai bệnh viện không trùng nhau.

Mặc dù công việc vào dịp Tết của những người trong ngành y cũng không khác gì ngày thường, họ không được nghỉ ngơi nhiều nhưng đến nay niềm vui của họ vẫn là mỗi ca cấp cứu thành công, dành giật sự sống cho bệnh nhân từ bàn tay tử thần.

Thạc sĩ Cấp hồ hởi khoe: "Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn giường bệnh và khu cách ly vì trong dịp Tết việc di chuyển giữa các vùng là yếu tố lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện luôn ở tư thế sẵn sàng trực chiến với các bệnh lây nhiễm ngày Tết. Dù đón Tết ở bệnh viện, có chút tủi thân nhưng rồi khi tổng kết dịp nghỉ Tết ai cũng thở phào vui vẻ vì các ca bệnh đều kiểm soát được".

Theo Infonet

manhcuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top