Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng gian khó

Thứ sáu, 07:00 30/06/2017 | Y tế

GiadinhNet - Sáng 28/6, tại huyện Bắc Hà (Lào Cai), Bộ Y tế đã tổ chức Lễ bàn giao 7 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác ở một số huyện của 4 tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là những bác sĩ đầu tiên của đề án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng món quà lưu niệm cho các bác sĩ trẻ về vùng khó khăn. Ảnh: Võ Thu
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng món quà lưu niệm cho các bác sĩ trẻ về vùng khó khăn. Ảnh: Võ Thu

Đưa sức trẻ về với bà con vùng khó khăn

Một trong 7 bác sĩ được bàn giao lần này là bác sĩ chuyên khoa I (BSCK1) Nguyễn Chiến Quyết (SN1989). Cách đây ít ngày, BS Quyết đã thực hiện thành công ca mổ thoát vị bẹn cho một bé trai 4 tuổi người dân tộc Mông tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà (Lào Cai). Điều đáng nói là BS Quyết mới tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội được hơn 3 năm với tấm bằng loại khá và đây là ca mổ đầu tiên mà anh là phẫu thuật viên chính.

Nam bác sĩ trẻ này tâm sự, từ năm cuối đại học (2013), anh đã nghe về dự án đưa bác sĩ tình nguyện về huyện nghèo và tham gia đăng ký. Nhưng sau đó hơn 1 năm, anh mới được tuyển và theo học lớp đào tạo BSCKI theo hình thức “cầm tay chỉ việc” trong vòng 2 năm, chuyên ngành Ngoại khoa tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, anh tin tưởng mình có thể khám, chữa bệnh hiệu quả cho bà con ở Bắc Hà.

Là một trong hai nữ bác sĩ trẻ sẽ tham gia vào đợt bàn giao 7 bác sĩ trẻ đầu tiên về công tác tại vùng khó khăn, BS Trần Thị Loan (SN 1989, quê ở Thanh Hóa) tâm sự, tính đến nay, cô đã có 10 năm bước chân vào ngành Y. Lựa chọn nghề khó, đồng nghĩa với việc Loan phải gác lại chuyện tình cảm, những lo lắng rất đỗi thường tình của gia đình. Nữ bác sĩ trẻ vẫn nhấn mạnh với chúng tôi trong câu chuyện, cô cảm thấy rất may mắn khi được lựa chọn vào dự án này, được chọn về với huyện Mường Khương, Lào Cai công tác trong 2 năm tới. “Có lẽ đây sẽ là quãng thời gian tôi mong đợi nhất. Bởi mong muốn lớn nhất của tôi là được độc lập làm nghề, được bung hết sức trẻ với đam mê đã chọn”, Loan nói.

Nữ bác sĩ tuổi đời chưa đầy 30 cũng có lắm những băn khoăn khi rời Thủ đô lên huyện miền núi nghèo công tác.“Tôi được biết ở bệnh viện tuyến huyện, một buổi trực chỉ có một bác sĩ và làm hầu hết tất cả các chuyên khoa. Thú thật lúc đầu cũng lo lắm”, Loan chia sẻ. Nhưng nhờ sự động viên của lãnh đạo bệnh viện, cô cũng cảm thấy yên tâm hơn. Vui hơn khi Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương đã được ký kết trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Thời gian tới, trang thiết bị, cơ sở vật chất của bệnh viện sẽ có thể hỗ trợ tối thiểu cho việc điều trị ở tuyến cơ sở.

Trong đợt bàn giao lần này còn có BS trẻ Phạm Văn Tuấn (SN 1989, ở Hải Dương), tốt nghiệp loại giỏi của ĐH Y Hải Phòng. BS Tuấn kể, khi mới ra trường, anh có nhiều lựa chọn như công tác tại bệnh viện tỉnh hay ở lại trường làm việc, nghiên cứu, nhưng anh đã lựa chọn tham gia dự án mà không chút đắn đo. “Cái được lớn nhất, có thể nói không gì đánh đổi được với sinh viên ngành Y, đó là được đào tạo chuyên khoa ngay sau khi ra trường. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tôi được cử riêng một Giáo sư quan tâm, kèm cặp nên tay nghề “lên rất nhanh”, Tuấn lý giải. Đến nay, BS Tuấn đã có thể vững vàng xử trí ca bệnh. Tới đây, anh sẽ lên đường về huyện Ba Bể, Bắc Kạn công tác trong 3 năm liên tục.

Mỗi bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn công tác đều mang trong mình những mục tiêu, lý tưởng riêng. Nhưng tựu chung, họ đều bày tỏ khát khao được “bung sức trẻ”, được đem những kiến thức y khoa và lòng yêu nghề đã được đào tạo, rèn luyện suốt khoảng 10 năm qua để cống hiến cho bà con vùng khó khăn, như khẩu hiệu của sinh viên trường Y: “Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm”.

Dự án có tính đột phá

Các bác sĩ trẻ của ĐH Y Hà Nội khám bệnh cho bà con huyện Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: Võ Thu
Các bác sĩ trẻ của ĐH Y Hà Nội khám bệnh cho bà con huyện Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: Võ Thu

Bảy bác sĩ trẻ trên đây vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I đầu tiên trong tổng số 78 bác sĩ đang được đào tạo theo dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo, gọi tắt là dự án 585). Các bác sĩ này sẽ được đưa về công tác tại nhiều huyện nghèo của 4 tỉnh gồm: Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên.

Theo Bộ Y tế, dự án được quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2/2013 với mục tiêu đảm bảo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Theo đó, tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 - 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn khó khăn.

Hiện tại, dự án đang đào tạo chuyên khoa I cho 78 bác sĩ thuộc 10 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền) trong thời gian 24 tháng (6 tháng lý thuyết, 18 tháng thực hành), theo hình thức “cầm tay chỉ việc” tương đương chương trình đào tạo bác sĩ nội trú tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Do cách đào tạo đặc biệt, chi phí đào tạo cho mỗi học viên tham gia dự án là 165 triệu đồng, gấp 4 lần so với mức đào tạo BSCK1 bình thường. Các bác sĩ cũng được nhận Bằng Chuyên khoa cấp 1, chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp 2 năm này.

Sau đó, các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm (đối với nam) và 2 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Sau thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Các bác sĩ trẻ cũng được hưởng các chế độ đối với cán bộ y tế làm việc tại vùng sâu, miền núi, vùng khó khăn.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành Y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó, tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Đánh giá về điểm thuận lợi nhất đối với các bác sĩ tham gia dự án, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, các bác sĩ trẻ vừa ra trường đã có điều kiện học trong 2 năm, tập trung vào chuyên ngành đã chọn theo hình thức “cầm tay chỉ việc” tại các bệnh viện tuyến Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: “Tuổi trẻ các bạn sẽ được cống hiến ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện thiếu thốn, khó khăn. Tại đó, các bạn sẽ gặp rất nhiều mô hình bệnh tật, bệnh nhân, được thực hành nhiều chuyên khoa, vừa rèn luyện phong cách, thái độ, vừa trải nghiệm điều hành, quản lý bệnh viện… Đây sẽ là những năm tháng thực tiễn vô cùng phong phú để các bạn trưởng thành về mọi mặt. Nếu thời tuổi trẻ của tôi có chương trình này, tôi sẽ xung phong ngay từ đầu”.

Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy, nhu cầu tại 62 huyện nghèo trên cả nước lên tới 600 bác sĩ thuộc 15 chuyên khoa, trong đó thiếu nhiều nhất là chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Hồi sức cấp cứu, Nhi, Truyền nhiễm... Một số bệnh viện tuyến huyện của các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang... chỉ có 4 - 5 bác sĩ, thậm chí có huyện chưa có bác sĩ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 20 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top