Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 bước trong “chiến dịch” cai thuốc lá là gì?

Thứ năm, 08:41 20/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Trong xếp loại mức độ gây nghiện của các thuốc gây hưng phấn thần kinh, nicotin được xem là dễ gây nghiện hơn cả heroin, cocain, rượu, cà phê và cần sa. Điều này cho thấy, cai thuốc lá không hề dễ dàng.

Cai thuốc lá cần bằng ý chí và quyết tâm cao. Ảnh minh hoạ
Cai thuốc lá cần bằng ý chí và quyết tâm cao. Ảnh minh hoạ

Vì sao khó cai thuốc lá?

Ở bài trước, chúng tôi đã phân tích những lợi ích rất rõ của việc cai thuốc lá về cả sức khỏe thể chất người hút lẫn cộng đồng xã hội, tuy nhiên việc cai thuốc lá thì lại không dễ dàng chút nào. Thống kê cho thấy, chỉ có 5% người có thể cai thuốc ngay từ lần đầu tiên.

Theo BS Tường Oanh, Hội Hô hấp TP HCM, cai thuốc lá không đơn giản chỉ là việc từ bỏ một thói quen lâu ngày. Chất nicotin có trong thuốc lá chính là một chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như heroin, cocain và tạo ra cảm giác sảng khoái. Trong xếp loại mức độ gây nghiện của các thuốc gây hưng phấn thần kinh, nicotin được xem là dễ gây nghiện hơn cả heroin, cocain, rượu, cà phê và cần sa.

Vì lẽ đó, có rất nhiều người muốn bỏ thuốc lá và đã bỏ được thuốc lá dễ dàng trong lần cố gắng đầu tiên, nhưng chẳng bao lâu sau đó lại bị tái nghiện. Phần lớn đều phải cai thuốc lá đến lần thứ 3 mới thành công. Tỉ lệ cai thuốc lá hàng năm chỉ khoảng 2,5%. Việc khó bỏ thuốc lá này được giải thích một phần là do nồng độ cotinine (chất chuyển hóa của nicotin) tăng cao trong máu.

Các triệu chứng do thiếu nicotin đột ngột

Các triệu chứng xuất hiện khi bỏ thuốc lá thay đổi theo từng người nhưng nhìn chung thì rất khó chịu và khó dung nạp. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, căng thẳng, bứt rứt, dễ kích động, khó ngủ, mất tập trung, thèm ăn, giảm nhịp tim… Thông thường, các triệu chứng này kéo dài không quá một tuần sau khi ngưng thuốc.

Ngoài ra, một trong những khó khăn có thể gặp phải khi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân. Sự tăng cân này lại là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khía cạnh thẩm mỹ, nhất là ở phái nữ. Do đó, có thể gây trở ngại trong việc tham vấn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hút thuốc lá phần lớn đều có kèm theo suy dinh dưỡng, khi đó tăng cân do cai thuốc lá lại trở thành điểm thuận lợi góp phần điều chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh.

Cai thuốc lá không những khó khăn do lệ thuộc nicotin, người ta nhận thấy người nghiện thuốc lá còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội khác. Vì vậy, làm cho việc bỏ thuốc lá càng khó khăn hơn.

Nghiện thuốc lá được xem là một tính cách xã hội phức tạp, là sự kết hợp giữa các thói quen, suy nghĩ, tình cảm, các hoạt động và công việc hàng ngày. Có nhiều người hút thuốc lá vì thói quen và thói quen này dường như gắn liền với các công việc hàng ngày ở nhà cũng như nơi làm việc. Có người cho rằng, hút thuốc lá giúp kích thích khả năng sáng tạo, có người lại hút thuốc lá để giết thời gian, để thư giãn, để tay chân đỡ thừa thãi… Thậm chí, có người còn cho rằng hình ảnh người đàn ông, phụ nữ hút thuốc lá được xem là sành điệu, tự do và hiện đại… Vì vậy, thật khó mà cắt đứt một thói quen hay một định kiến sai lầm.

Mặc dù khó khăn, trên thế giới đã có hàng triệu người bỏ thuốc lá thành công. Chương trình vận động ngưng hút thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chiến lược ngưng hút thuốc lá gồm 5 bước và người muốn cai thuốc lá được khuyến khích đi từ bước này sang bước khác để đạt được thành công. Chiến lược 5 bước bao gồm:

- Bước 1: Chưa có ý định cai thuốc lá.

- Bước 2: Có ý định cai thuốc lá.

- Bước 3: Chuẩn bị kế hoạch.

- Bước 4: Thực hiện cai thuốc lá.

- Bước 5: Củng cố thành tích đạt được, chống tái nghiện.

Dù rằng có nhiều người chưa thể đạt được thành công ngay nhưng chỉ cần từ chỗ chưa hề có ý định bỏ thuốc lá đi đến có ý định bỏ thuốc lá đã là một điều rất đáng quý rồi. Để chuyển từ bước 1 sang bước 2, đối tượng cần được vận động, thuyết phục và phải có sự năng động cần thiết, từ bước 2 sang bước 3, đối tượng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin, ở những bước sau, đối tượng cần có kế hoạch hành động cụ thể. Bạn bè, đồng nghiệp và nhất là gia đình cần là chỗ dựa tinh thần để động viên giúp đỡ và khuyến khích.

Để bước vào “chiến dịch” cai thuốc lá, bạn cần:

- Quyết định cai thuốc lá.

- Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên sức khỏe về cách dùng thuốc và cách đối phó với ý muốn hút thuốc lại.

- Chọn một ngày thuận tiện làm ngày bắt đầu cai thuốc lá và cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do.

- Trước ngày bắt đầu cai thuốc lá, giặt sạch quần áo và làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi…

- Vứt bỏ toàn bộ các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như hộp quẹt, gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc…

- Không hút thuốc lá trong suốt ngày được chọn bắt đầu ngưng hút và những ngày sau đó.

- Không đến những nơi có thể làm hút thuốc lá trở lại, tìm cách không đi ngang nơi có quầy thuốc lá vẫn thường mua…

- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện để không hút thuốc lá trở lại.

- Chuẩn bị sẵn những cách từ chối khi bị mời thuốc lá.

Quỳnh An (t/h)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top