Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xông hơi “vùng kín”, không khéo hỏng... "hàng"

Chủ nhật, 09:18 04/09/2011 | Y tế

GiadinhNet - Tại TPHCM, các dịch vụ massage, spa đang nở rộ do nhu cầu thư giãn và làm đẹp của chị em ngày càng cao.

Nhằm “hút Thượng đế”,nhiều cơ sở đã đưa ra những chiêu rất “độc”- Xông hơi “vùng kín” để trị bệnh phụ khoa, “sạch người”… đang là một dịch vụ được nhiều quí bà, quí cô rất mặn mà!
 
Khổ như đi...  xông “lá nho”
 

Theo BS. Hữu Vinh: Việc “xông ghế” để trị bệnh phụ khoa như quảng cáo của các điểm xông hơi là chưa được phép. Cần phải đưa ra được phương pháp, mục đích trị liệu cụ thể. Người trị liệu là lương y, bác sỹ và nhất thiết phải xin phép cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, các điểm spa và massge chỉ quảng cáo bằng... miệng chứ không lưu hành văn bản nên chưa thể xử lý được. Các “thượng đế” cần thận trọng khi dùng phương pháp trị liệu này.

Tại một số phòng khám, chữa bệnh Đông y, các spa... người ta gọi phương pháp này bằng cái tên khá ý nhị: Xông ghế.

Để “tận mục sở thị” có đúng như những lời quảng cáo hoa mỹ,  phóng viên GĐ&XH Cuối tuần đã chọn một spa có dịch vụ này. Tại điểm spa HBL tại đường Kỳ Đồng (Q.3), khi hỏi dịch vụ “xông ghế”, cô nhân viên vồn vã tiếp thị ngay: “Xông ghế rất tốt cho phụ nữ, nó làm săn và sạch vùng “lá nho”. Hệ thống spa của chúng em “độc quyền” đó chị! Phương pháp này hay lắm nhé! Nước xông được nấu từ 7 loại thuốc Nam như sả, gừng, v..v, giá cả lại phải chăng. Chúng em chỉ lấy 100.000 đồng/lần/20 phút xông...”.

Miệng nói là “độc quyền” nhưng khi tôi hỏi giá một vài chỗ khác thì cô nhân viên mau mắn: “Chị mà lên mấy spa ở đường Võ Văn Tần thì người ta thu 150.000 đồng cơ! Còn ở đường Lê Văn Sĩ và Huỳnh Văn Bánh thì họ thu 130.000 đồng.  Giá ở đây là rẻ nhất rồi chị ơi! Xông một lần có thể trị được bệnh huyết trắng và một số bệnh phụ khoa khác. Nếu chị không có bệnh thì cũng làm săn, sạch, khỏe “lá nho”. Khỏe người lắm đó chị!

Thấy tôi có vẻ ngần ngừ vì lí do: “Vừa sinh xong, không biết có ảnh hưởng gì không”, cô nhân viên liếng thoắng: “Chị yên tâm, phụ nữ vừa sinh xong, xông là tốt nhất. Chị cũng không phải ngại vì mỗi khách hàng có một phòng xông riêng rất thoải mái. Nếu chị thấy buồn, muốn xông cùng cô bạn đi cùng thì chúng em sẽ đặt hai ghế xông gần nhau”...

Tôi thắc mắc: “Bạn chị chưa có chồng. Thế phụ nữ chưa chồng có xông được không? Có bị ảnh hưởng gì không?- Cô nhân viên đáp luôn: “Không sao chị ạ. Xông ghế phù hợp với mọi phụ nữ, không nhất thiết là có chồng hay chưa chồng. Nó sẽ hút sạch chất dơ, bẩn, giúp các chị có cảm giác sạch sẽ, sảng khoái... Sau 20 phút xông, các chị sẽ được tắm qua nước ấm để gột bỏ mùi thuốc... Khách hàng đến đây rất thích dịch vụ này của chúng em. Sau khi xông hơi, các chị  nên massge body để được thư giãn, rất tốt cho sức khỏe”.

Tôi và cô bạn gật đầu đồng ý xông thử. Chúng tôi được bố trí ngồi trên hai ghế xông trong một căn phòng chưa đầy 1 m². Ghế xông cao chừng 40 cm, được đóng từ mấy thanh gỗ không có thành ghế, gá lại thành hình vuông, ở giữa khoét lỗ tương đương với... cái nồi xông. Phía dưới mỗi ghế được đặt một bếp điện từ để đun nóng nồi thuốc xông đang bốc hơi nghi ngút. Tôi và cô bạn ngồi chưa đầy 5 phút đã giãy nảy lên vì... nóng quá không chịu nổi! Cô nhân viên thò đầu vào trấn an: “Các chị phải xông đủ 20 phút thì “tam giác vàng” mới được săn, sạch được. Nếu nóng quá thì các chị đứng lên một lúc rồi lại ngồi xuống xông tiếp. Đừng bỏ, phí đi...”.
 

Ảnh minh họa: TL


Không trị được bệnh phụ khoa!

Thanh Mai - Khách hàng từng đi “xông ghế” chia sẻ: “Em có làm thử dịch vụ này ở spa vài lần, nhân viên tư vấn là sẽ làm săn, sạch vùng kín, trị bệnh phụ khoa bằng thuốc Nam, nếu có bệnh, sẽ khỏi ngay(?!) Sau vài lần thử dịch vụ này, em thấy huyết trắng xuất hiện còn nhiều hơn...”.
 

Trước những mỹ từ quảng cáo hấp dẫn cho dịch vụ xông “tam giác vàng” như thư giãn, giảm stress, làm sạch âm đạo, tránh nhiễm trùng, cải thiện để “cô nhỏ” mịn màng, đàn hồi tốt... không ít chị em đã tìm đến. Dịch vụ này càng có cơ hội hốt bạc.

Còn các chuyên gia khuyến cáo: Nếu chị em phụ nữ đi “xông vùng kín” không đúng cách sẽ rất dễ mua bệnh, thậm chí “hỏng hàng”.   

Thu Quế - Nhân viên văn phòng - cho biết: “Em nghe quảng cáo xông ghế trị bệnh phụ khoa nhưng chưa dám thử! Nghe mấy chị kể qua, không biết thực hư thế nào...”. Còn chị Lan Vi – 39 tuổi - thì lại hào hứng: “Chị đi xông trên chục lần rồi. Cảm giác thích lắm. Tuần nào chị cũng đi xông một lần”...

BS. Trần Hữu Vinh - Trưởng phòng Y học cổ truyền (Sở Y tế TPHCM ) -trao đổi với PV GĐ&XH cuối tuần: Xông hơi là phương pháp sưởi ấm cơ thể. Tinh dầu của lá xông có tác dụng sát trùng đường hô hấp trên, giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi... Việc dùng  thảo dược làm thuốc xông chữa cảm mạo là rất tốt, nhưng phải làm đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp dùng các loại thuốc Nam để xông “vùng kín”, chữa bệnh phụ khoa phụ nữ thì bây giờ ông mới nghe nói đến.

“Rất nhiều điểm xông hơi – massage đã thực hiện sai phương pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Vì tại đây, nhân viên đều hướng dẫn cho khách hàng  xông hơi (khô hoặc ướt) trước rồi sau đó tắm lại ngay (bằng nước nóng, hoặc nước lạnh) trước khi lên bàn để được massage.

Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước. Nếu tắm ngay, sẽ khiến lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể. Thậm chí có thể bị cảm. Cần phải tắm, vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage thì mới khoa học.

Nếu xông hơi nóng thì ít cũng phải 6 tiếng sau mới được tắm. Riêng phương pháp xông hơi “vùng kín” bằng thảo dược, theo tôi không hề có tác dụng chữa bệnh phụ khoa như quảng cáo miệng -  BS. HữuVinh khuyến cáo.

Không khéo... hỏng “hàng”

Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn- Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, không phải bệnh phụ khoa nào cũng chữa được bằng xông thuốc. Hơn nữa, với mỗi loại bệnh phụ khoa, lại phải có những vị thuốc cụ thể để chữa bệnh cụ thể. Có loại bệnh phụ khoa xông được, có loại bệnh phụ khoa lại không thể xông được.

Thậm chí với một số loại bệnh, nếu lạm dụng việc xông sẽ khiến bệnh lan rộng, nặng hơn! Còn quảng cáo: Có thể giúp thư giãn sảng khoái nhưng nghe qua miêu tả là nồi lá để dưới bếp từ với nhiệt độ cao thì đi xông không bỏng là may chứ đừng nói gì đến chuyện “thư giãn”! Người bệnh không nên hồ đồ cả tin kẻo tiền mất mà bệnh lại nặng thêm!

Ông Phùng Đình Khánh - Chủ tịch Hội Đông y Ninh Bình thẳng thắn: “Dịch vụ “xông lá nho” chỉ là hình thức lừa bịp ăn tiền. Xông không bao giờ khỏi bệnh. Vì không một loại bệnh phụ khoa nào có thể khỏi được thông qua việc bốc hơi của nước lá. Những loại bệnh nấm thông thường như trùng roi, nấm candida, chàm, nấm hắc lào... bác sĩ còn phải thông qua khám bệnh, soi tươi, xét nghiệm nấm, đặt thuốc hàng tháng trời chưa chắc đã khỏi chứ đừng nói đến chuyện những loại bệnh đó sẽ khỏi sau khi xông bằng nước lá.

Cũng theo ông Phùng Đình Khánh, một số cơ sở spa có liệt kê những bài thuốc xông gồm những vị như ngũ trảo, bạch chỉ, kinh giới, hoắc hương, bạc hà, địa liền, nhục quế, thiên niên kiện, đinh hương, tiểu hồi, phòng phong, xuyên khung, tế tân, khương hoạt, nhũ hương, mộc dược, lá trầu, lá lốt, củ nghệ, phèn chua... Đây đều là những vị thuốc xông rất bình thường có tinh dầu, mùi thơm giúp sát trùng ngoài da, hưng phấn thần kinh, kích thích tiêu hóa... Đúng là hương của những vị thuốc này có thể giúp thần kinh hưng phấn và “vùng kín” cũng có thể sảng khoái nếu nóng đủ liều. Nhưng trên thực tế, xông tinh dầu thường chỉ dùng trong những trường hợp: cảm cúm, cảm lạnh...

Một số chuyên gia về lĩnh vực Đông y khi được hỏi cũng chia sẻ: Dịch vụ  này hết sức nhố nhăng. Thông thường khi làm dịch vụ, khách đã vào phòng thì nhân viên bê nồi xông lên ngay- Như thế nghĩa là lá xông đã được nấu sẵn. Chỉ động tác này thôi đã thấy phản tác dụng. Bởi bất kể hình thức xông như thế nào (xông lá hay xông bằng vị thuốc quí), về nguyên tắc nấu như thế là không đúng! Thuốc xông đạt tiêu chuẩn phải là thuốc mới, còn mùi tinh dầu. Dùng tới đâu, cắt thuốc đến đó chứ không cắt sẵn, nấu sẵn. Vì chỉ để sau một vài giờ,  thuốc sẽ giảm tác dụng.
 
Huyền Trang - Kỳ Anh
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 18 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 19 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top