Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân

Ngọc Linh 30 tuổi, ở Hải Phòng, học xong đại học, đi làm ổn định nhưng không muốn kết hôn, định làm mẹ đơn thân nên muốn xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm.

Linh đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tham vấn bác sĩ về thủ tục xin tinh trùng để sinh con. Thấy cô gái vẫn còn trẻ, các bác sĩ không đồng ý và khuyên cô về nhà suy nghĩ lại. Gần đây, cô gái lại tiếp tục đến viện trình bày nguyện vọng, lần này có mẹ đẻ đi cùng.

Sau khi nghe nguyện vọng và được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ đồng ý làm thụ tinh ống nghiệm cho cô từ trứng tự thân và mẫu tinh trùng hiến. Linh đang trong giai đoạn kích trứng.

Đây là một trong nhiều trường hợp bác sĩ Đỗ Thùy Hương tiếp nhận tại Trung tâm. Đa số phụ nữ đến xin tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm là người muốn làm mẹ đơn thân hoặc phụ nữ có chồng nhưng chồng không có tinh trùng.

"Nhiều phụ nữ không muốn lập gia đình nhưng sẵn sàng sinh con cho riêng mình", bác sĩ Hương nói.

Một nữ tiến sĩ 35 tuổi, giảng viên trường đại học ở Hà Nội, từng kết hôn nhưng chưa có con. Sau ly hôn, cô không đi thêm bước nữa, muốn có một đứa con. Khi kiểm tra, buồng trứng của cô rất kém, siêu âm chỉ có hai nang, giống như buồng trứng của người sắp mãn kinh. Người phụ nữ quyết định xin tinh trùng tại ngân hàng của Trung tâm để thụ tinh ống nghiệm. Hiện, cô có hai phôi đông lạnh tại bệnh viện, có thể chuyển phôi để làm mẹ bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Hương cũng thường tiếp nhận các cặp đồng giới nữ đến xin tinh trùng để sinh con. Mới đây, một cô gái 26 tuổi đến xin tinh trùng làm mẹ đơn thân. Các bác sĩ giải thích và khuyên tuổi còn trẻ, chưa cần xin tinh trùng. Sau đó, bệnh nhân thú nhận mình là đồng giới nữ. Lần khám tiếp theo có cả bạn đồng giới đi cùng, quyết tâm xin tinh trùng để sinh con.

Sau khi được hỗ trợ, cô gái này hiện đã có thai 6 tháng. Tại Trung tâm, trên 10 phụ nữ đồng tính đã xin tinh trùng.

Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chuyển phôi cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Hương cho biết đa số chị em không muốn ràng buộc về mặt pháp lý. Xin tinh trùng từ ngân hàng khá an toàn vì 90% mẫu tinh trùng ở Trung tâm được hiến từ sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, trung tâm có hơn 40 mẹ đơn thân đến xin mẫu tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và chất lượng trứng. Ở nhóm phụ nữ đơn thân, tỷ lệ thành công rất cao.

Bác sĩ Hương dẫn chứng trường hợp chị Vui, 32 tuổi, ở Nam Định. Sau ly hôn, chị đến xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân. Chị được chuyển hai phôi vào đầu năm, vừa sinh một trai, một gái cuối tháng 9.

Bác sĩ Hương cho biết chị em muốn xin tinh trùng cần phải có giấy chứng nhận độc thân và một số giấy tờ như thẻ căn cước. Sau khi hoàn thành thủ tục, các bác sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe chung, đánh giá dự trữ buồng trứng. Bệnh nhân được tiêm thuốc rụng trứng. Tinh trùng được lấy từ ngân hàng sẽ rã đông để tạo phôi. Mẫu tinh trùng đảm bảo nguyên tắc vô danh, sàng lọc các bệnh lý lây truyền. Phôi sau khi nuôi cấy sẽ được chuyển vào tử cung người phụ nữ.

Phó giáo sư Nguyễn Khang Sơn, Trưởng Lab IVF, cho biết Trung tâm nuôi cấy phôi thường quy bằng khí trộn nồng độ oxy thấp, làm chất lượng phôi luôn ổn định, tốt. Nhờ đó, số lượng chuyển phôi giảm đi, chỉ chuyển 1-2 phôi, so với trước đây là chuyển 3-4 phôi. Khi có phôi tốt, tỷ lệ thành công cao hơn, hơn nữa lại hạn chế được đa thai. Khí trộn nồng độ oxy thấp này hoàn toàn nhập ngoại theo tiêu chuẩn quốc tế. Giá thành đắt gấp 10 lần so với khí trong nước, nhưng tính ổn định cao hơn.

Hiện, Trung tâm có gần 900 mẫu tinh trùng. Trong đó, 250 mẫu tinh trùng hiến, số còn lại là mẫu tự thân của những trường hợp bị ung thư, quai bị.

Người bên ngoài ít đến hiến tinh trùng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép đã đưa ra giải pháp vận động sinh viên trong Trường Đại học Y Hà Nội hiến tinh trùng. Mỗi sinh viên chỉ được hiến một lần. Trước khi hiến, các sinh viên đều được khám sàng lọc rất kỹ lưỡng.

Các bác sĩ khẳng định ngày nay phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, không kết hôn, hoàn toàn có thể làm mẹ nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top